Bà công tước AIGUILLON

 

 

 

1, Cô Pontcourlay :

Bà công tước Aiguillon mang tên sinh là : Marie-Magdeleine de Wignerod de Pontcourlay (mà chúng ta sẽ gọi là cô Pontcourlay), chào đời vào cuối năm 1604 tại lâu đài Glénay, gần xứ Bressuire, miền Poitou nước Pháp. Thân phụ là ông René de Wignerod và thân mẫu là bà Françoise de Richelieu.

Ḍng tộc Wignerod gốc Anh quốc, sang lập nghiệp bên Pháp, tại vùng Poitu, từ hồi vua Charles VII (1422-1461). Ông René de Wignerod, cận thần của vua Henri IV, được phong nam tước, nhưng người đương thời lại quen gọi ông là lănh chúa Pontcourlay.

Về bên ngoại, bà Françoise de Richelieu xuất thân từ một gia đ́nh rất nổi tiếng -Richelieu-  gồm có tất cả là 5 người con : con trai cả là Henri du Plessis, con trai thứ hai là Alphonse du Plessis sau này vào tu trong ḍng Grande Chartreuse, người con thứ ba trong gia đ́nh là chính bà Françoise de Richelieu, rồi người con thứ tư là Armand-Jean du Plessis và người sau cùng là bà Nicole de Richelieu. Người sẽ nổi tiếng nhất và sẽ đi vào lịch sử nước Pháp sau này là Armand-Jean du Plessis de Richelieu, hồng y thủ tướng nước Pháp dưới triều vua Louis XIII.

Vào tuổi 19, bà Françoise de Richelieu lập gia đ́nh với ông Beauvau ; nhưng cuộc hôn nhân này chỉ kéo dài được mấy tháng v́ ông Beauvau qua đời đột ngột ngay trong năm đó. Ngày 23.8.1603, ở tuổi 25, bà tái hôn với ông René de Wignerod. Hơn một năm sau đó, họ có được người con gái đầu ḷng mà tương lai sẽ thành nữ công tước Aiguillon. Năm năm trôi qua, họ có được thêm một người con trai là François de Wignerod.

Khi cô Pontcourlay lên 12 tuổi th́ thân mẫu cô qua đời, năm 1616. Ông René de Wignerod lúc đó quyết định đem hai người con sang sống bên quê ngoại, trong lâu đài Richelieu, phía tây nam thành phố Tours. Từ khi thân mẫu mất đi, cô Pontcourlay được đặt dưới sự giám hộ của cậu ḿnh, Armand-Jean du Plessis de Richelieu, đă là giám mục địa phận Luçon từ những năm 1605-1608.

Năm 1616, giám mục Richelieu, nhờ sự can thiệp của mẫu hoàng Marie de Médicis, được bổ nhiệm làm bộ trưởng bộ ngoại giao và bộ chiến tranh trong triều đ́nh vua Louis XIII.

Vào đầu năm 1620, với sự sắp đặt của các gia đ́nh, hai người trẻ -cô Pontcourley và cậu Hippolyte de Béthune- gặp gỡ nhau. Thân phụ của cậu Hippolyte, Philippe de Béthune, là bá tước miền Scelles và là đại xứ nước Pháp tại Roma. Đôi trẻ làm lễ đính hôn với nhau vào mùa hè sau đó. Họ cùng trao cho nhau một t́nh yêu chân thành mà có lẽ cả cuộc đời họ, họ sẽ không bao giờ quên.

Trong khi đó, giám mục Richelieu càng ngày càng dấn thân vào việc triều đ́nh và xây dựng cho ḿnh một tương lai rực rỡ với sự hậu thuẫn của mẫu hoàng Marie de Médicis. V́ mưu đồ dàn xếp chính trị giữa nhà vua Louix XIII cùng mẫu hoàng Marie de Médicis và giám mục Richelieu, cuộc đính hôn giữa cô Pontcourley và cậu Béthune bị hủy bỏ, không kể chi đến sự phản đối của gia đ́nh Béthune. Cô Pontcourlay coi được là bị ép gả cho hầu tước Antoine de Grimoard de Beauvoir du Roure de Combalet. Thất vọng và đau khổ, Hippolyte de Béthune lên đường đi du lịch khắp nơi trên mảnh đất Âu Châu.

 

2, Bà hầu tước Combalet :

Ngày 26.11.1620, tám ngày sau khi đến Paris, cô Pontcourlay được cậu ḿnh là giám mục Richelieu dẫn vào triều đ́nh giới thiệu cho vua Louis XIII, cho hoàng hậu Anne d’Autriche, cho mẫu hoàng Marie de Médicis cùng toàn thể triều thần. Đám cưới giữa cô Pontcourlay và hầu tước Combalet được cử hành đương nhiên rất linh đ́nh vào những ngày tiếp đó. Nhưng chỉ sáu tháng sau đám cưới, hầu tước Combalet phải lên đường chiến đấu măi đến tháng 11 năm sau mới ghé về thăm nhà được vài hôm, rồi lại lên đường ra trận địa. Ngày 03.9.1622, hầu tước Combalet chết trong trận chiến tại Montpellier, lúc mới được 22 tuổi, để lại người vợ trẻ không con cái.

Chồng chết, bà hầu tước Combalet chỉ c̣n nghĩ tới một chuyện là vào ẩn ḿnh tu hành trong đan viện. Goá bụa lúc mới 18 tuổi xuân, sau một lần hôn nhân không t́nh yêu không con cái, bà vào ḍng kín Carmêlô tại Paris mà vị linh hướng nhà ḍng lúc đó là linh mục Pierre de Bérulle (1575-1629). (Năm 1627, ngài được phong chức hồng y). Sau một năm trong ḍng, bà được nhận áo tập sinh từ tay cha linh hướng và được phép khấn tạm. Năm kế tiếp, thân phụ bà qua đời trong khi cậu và là giám hộ của bà -giám mục Richelieu- được phong hồng y và trở thành thủ tướng nước pháp, ngày 19.4.1624.

Ḷng của bà thiết tha muốn dâng hiến ḿnh trong đời ẩn tu nơi ḍng Carmêlô, nhưng cậu nàng lại không muốn nên t́m mọi cách đưa bà ra khỏi ḍng. Lúc đau khổ phải trở lại triều đ́nh thế gian, bà nhận được mấy ḍng sau của cha linh hướng Pierre de Bérulle : « Hỡi tâm hồn đáng thương, con hăy để mắt nh́n xem T́nh Yêu của Chúa Giêsu Kitô, xem những ǵ Chúa đă làm và đă chịu đau khổ v́ con, ngài vẫn c̣n đó và vẫn c̣n sức mạnh để sinh lại trong tim con. Cha muốn ḿnh trở nên tro bụi, nên một thứ ǵ đó hèn hạ, và mong có thể ǵn giữ trong con người của con T́nh Yêu giáng sinh, sống động và tử nạn đó ; ngài đă sinh hạ trong một máng cỏ, sống trong nghèo nàn và chết trên thập tự để được con yêu mến đến ngàn đời. Con chẳng có t́nh yêu nào cho T́nh Yêu đó chæng ? Hay trái lại, con lại nhậy cảm với những t́nh ái ngoại lai, hèn hạ và mau qua chóng hết hay sao? » - Cả cuộc đời của bà sau này sẽ là lời đáp trả nồng nàn cho câu hỏi của vị linh hướng ḍng Kín Carmêlô thành phố Paris ngày đó.

Thực vậy, với sắc đẹp lộng lẫy mà kín đáo của bà, bà không thiếu những nhà quư tộc danh giá và quyền thế muốn cầu hôn, nhưng bà không hề đáp trả. Trong những năm 1626, người hôn phu cũ của bà là bá tước Hippolyte de Béthune, trở lại từ những cuộc du hành khắp Âu Châu nghe tin bà goá bụa, đă ngỏ ư xin kết hôn cùng bà. Được tin ấy, bà vô cùng xúc động chẳng nói nên lời, chỉ nức nở khóc. Nhưng bà đă trả lời cho cậu ḿnh rằng : « Con đă khấn hứa là chỉ c̣n biết duy nhất một ḿnh Thiên Chúa và con sẽ giữ lời của con. »

Nhà vua phong bà làm Phụ Nữ Pháp quốc (Dame française), hầu cận mẫu hoàng Marie de Médicis. Nhưng mẫu hoàng nhận thấy người mà mẫu hoàng đỡ đầu, tức hồng y thủ tướng Richelieu, ngày càng thêm ảnh hưởng trên nhà vua, nên đâm ghen tỵ t́m loại trừ. Do đó, bà là cháu của Richelieu bị mẫu hoàng gạt bỏ khỏi giới hầu cận. Tuy nhiên, hồng y Richelieu lại t́m được tín nhiệm gần như tuyệt đối của vua Louis XIII. Ngày diễn biến quan hệ đó, lịch sử nước Pháp gọi là « Journée des Dupes » (ngày 10.11.1630). Mẫu hoàng Marie de Médecis thấy ḿnh bị thua cuộc, trốn tỵ nạn sang Bruxelles, rồi Anh quốc và qua đời tại thành phố Cologne bên Đức (03.7.1642). Tại Bruxelles, mẫu hoàng vẫn t́m cách trả thù hồng y thủ tướng Richelieu nên bà cho cận vệ trở lại Paris mưu bắt cóc bà hầu tước Combalet làm con tin mà dàn xếp với Richelieu. Nhưng chuyện bị bại lộ, không thành.

Vào năm 1635, hồng y thủ tướng mua phần đất Aiguillon, gần thành phố Agen miền nam nước Pháp. Ư định của ông là với phần đất ấy, ông sẽ t́m tước vị cho người cháu gái của ḿnh nếu bà nhất định không chịu tái giá. Thực vậy, ngày 01.01.1633 nhà vua ban tước vị công tước Aiguillon cho người cháu gái của hồng y thủ tướng Richelieu. (Từ nay, chúng ta sẽ gọi bà là bà công tước Aiguillon).

 

3, Bà công tước Aiguillon :

Bà công tước khi nhận phần đất và tước vị đă bỏ ra 22 ngàn quan tiền « liu » (livres) , ngày 18.8.1637, để xây dựng cho đến muôn đời một sứ vụ gồm ít nhất là 4 linh mục để lo dạy dỗ và nâng đỡ dân nghèo nơi phần đất Aiguillon nói trên. (Ngày nay, thị trấn Aiguillon có trên 4.000 dân).

Nhờ tước vị « công tước » trên, từ nay trở đi bà sẽ được hưởng sự bảo vệ của nhà vua, ngay cả khi mà hồng y thủ tướng Richelieu là cậu ruột của bà có mất đi. Đó cũng là ư định mà cậu bà mong muốn cho bà. Ư thức chỗ đứng đặc biệt đă dành cho bà, bà từ bỏ ư định sống đời tu tŕ đeo đuổi bấy lâu nay, và đó cũng là điều kiện để giữ được tước vị « công tước ».

H́nh như cả đời ḿnh, không bao giờ bà có dịp đặt chân lên phần đất Aiguillon cho dù có nghĩ đến. Bà c̣n bỏ ra 13.500 quan « liu » để có thể tiếp nhận thêm 3 linh mục nữa ở đó (ngày 04.7.1642) với sứ mệnh truyền giáo không những tại Aiguillon mà c̣n tại thành phố Agen và Condom bên cạnh. Bà cũng cho xây dựng một nhà các cha ḍng Vinh-Sơn tại phần đất trên.

Sống tại Paris hay tại lâu đài Richelieu, bà vẫn tiếp tục mối liên lạc thân thiết với hoàng hậu Anne d’Autriche và nhiều bằng hữu thuộc triều đ́nh và giới quư tộc đương thời. Bà vẫn thường lui tới ḍng Carmêlô để tĩnh tâm, để cầu nguyện hoặc để nghỉ ngơi. Là thành phần trong giáo xứ Saint-Sulpice, bà đă hết sức nâng đỡ cha Jean-Jacques Olier, người đă lập nên tu hội Xuân Bích chuyên lo huấn luyện các linh mục tương lai. Nhưng vị linh mục gần gũi với bà nhất và cũng là người bà hết ḷng cộng tác trong việc bác ái xă hội là cha Vincent de Paul. Bà là một trong những bà thuộc nhóm « Dames de charité » của vị thánh này.

Năm 1642 là năm bà chịu cái tang lớn nhất trong đời bà khi hồng y thủ tướng Richelieu, cậu của bà, qua đời tại Paris, ngày 04.12, lúc 57 tuổi. Và chỉ 5 tháng trời sau đó, vua Louis XIII băng hà, ngày 14.5.1643. Hai cột trụ bảo vệ vững vàng cho bà nay không c̣n nữa, nhưng hồng y thủ tướng kế vị là Mazarin cũng như mẫu hoàng Anne d’Autriche vẫn đối với bà rất tốt.

Khi cậu ḿnh mất đi, bà chính thức nuôi dạy tại nhà bà năm người cháu, 3 trai và 2 gái, là con của người em trai bà. Đó cũng là ư muốn của hồng y Richelieu. Kéo theo đó, bà được trọng trách cai quản thành phố Havre là việc đă được trao cho một trong 3 người cháu trai của bà, nhưng v́ người cháu đó chưa tới tuổi trưởng thành nên bà phải đảm đương. (Đức cha Lambert de la Motte đă đến Havre gặp bà công tước trong công tác lo cho người nghèo, trước khi ngài trở thành giám mục).

Riêng đối với các công việc truyền giáo hải ngoại, bà đă là một trong những nhân vật tích cực cộng tác, từ Canada đến Trung Hoa. Liên quan tới Việt Nam, bà đă tham gia ngay từ buổi đầu vào việc tạo lập hàng giáo sĩ địa phương từ ngày cha Alexandre de Rhodes đặt chân đến Paris (năm 1653). Bà c̣n là một trong những ân nhân trong việc xây dựng Chủng viện Hội Thừa Sai Paris. Chính Đức Giáo Hoàng Alexandre VII đă viết thư ca ngợi và khuyến khích bà hết ḷng « lo cho các vị thừa sai tông toà làm việc truyền bá đức tin trong những xứ sở rất xa xôi đó » (thư ngày 30.9.1658).

Ngày 27.9.1660, cha Vincent de Paul qua đời. Bà khóc vị linh hướng ḿnh như khóc người cha ruột, và cho lấy trái tim của cha đặt vào trong một ḥm ngọc thạnh h́nh trái tim mà trao cho các tu sĩ ḍng Vinh-Sơn.

Càng ngày bà càng cần lui tới ẩn ḿnh trong ḍng Carmêlô. Sau khi mẫu hoàng Anne d’Autriche tạ thế ngày 20.1.1666, bà khép ḿnh nơi đó nhiều tuần lễ, trong suy ngắm nguyện cầu.

 

4, Giă từ trần gian :

Người phụ nữ hiếm có đó giờ đă tới tuổi 70. Bà chỉ c̣n biết chuẩn bị giă từ cuộc đời này. Ngày 17.5.1674, bà viết di chúc trong đó người ta sẽ đọc thấy : « Tôi muốn được chôn cất ngay sau khi chết, không trưng bày ra công chúng, và không nghi thức, không trang trí, tại tu viện lớn của các chị Ḍng Kín, chỗ mà Mẹ Bề Trên sẽ chỉ dạy cho. » Di chúc đó kết thúc bằng câu tiếng la tinh như sau : « Domine, miserere super ista peccatrice » (Lạy Chúa, hăy xót thương người nữ tội lỗi này).

Mười một tháng sau đó, bà qua đời, hưởng thọ 71 tuổi : ngày 17.4.1675. Hai hôm sau, thi hài bà được an nghỉ trong tu viện ḍng Kín Carmêlô Paris như ḷng bà ước nguyện. Toàn thể giới giáo sĩ và quư tộc Paris tham dự lễ an táng.

Trước hết, thi hài bà được đem vào nhà thờ xứ Saint-Sulpice, sau đó được di chuyển sang ḍng Carmêlô. Đức hồng y Spada, sứ thần Toà Thánh tại Paris, chủ tọa buổi lễ đưa tiễn này. Nấm mộ của bà nằm trong khu vực nội cấm của nhà ḍng và bà được chôn cất trong y phục nữ tu ḍng Kín Carmêlô.

Ngày 13.5.1675, tại nhà nguyện Chủng viện Hội Thừa Sai Paris, một thánh lễ trọng thể được cha bề trên Brisacier chủ tọa, cầu nguyện cho bà được an nghỉ trong Chúa.

< >

 

 

Tài liệu : Bonneau-Avenant, La Duchesse d’Aiguillon, nièce du Cardinal Richelieu, sa vie et ses oeuvres charitables (1604-1675), Paris, éditions Didier et Cie, 1882.

 

[Toulouse 2000]