Góp ư cho Tổng Tu Nghị

 

 

Kính chị Marie-Claire,

 

 

Ngày lễ Thánh Linh vừa qua, tôi nhận được émail của chị, trong đó chị có viết : « Hội ḍng sẽ họp Tổng Tu Nghị vào ngày 14/6/2002 và sẽ làm việc trong 2 tuần lễ. Chúng con sẽ có nhiều thời gian để chia sẻ, lắng nghe và trao đổi với nhau. Chúng con rất mong được lắng nghe những đóng góp ư kiến của cha, xin cha đừng quên Hội ḍng MTG Bắc Hải nhỏ bé và c̣n thiếu thốn về mọi mặt. Con xin hết ḷng cám ơn cha trước. »

 

Kính chị,

Chị đă biết là tôi luôn lưu tâm tới Hội ḍng Bắc Hải rồi, và điều chi tôi muốn góp ư với Hội ḍng th́ tôi cũng đă nói rồi. Nay, tôi có viết gửi đây mấy hàng th́ cũng là để chị thấy rằng tôi hằng lưu tâm tới đời sống của Hội ḍng Bắc Hải, hơn là v́ lư do nào khác.

Để góp phần cho Tổng Tu Nghị « chia sẻ, lắng nghe và trao đổi với nhau » về những ǵ Thánh Thần của Đấng Phục Sinh muốn nói với Hội ḍng Bắc Hải, tôi xin gửi những điều liên quan tới các tu sĩ mà Giáo Hội Việt Nam đă nói lên trong dịp chuẩn bị Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu (năm 1998 tại Roma).

 

(Trích từ : « Bản đúc kết các câu trả lời của các giáo phận Việt Nam cho bản câu hỏi của "Lineamenta" Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu »).

 

« Một số linh mục, tu sĩ, lại theo lối sống gần với người Tây Phương hơn là với đồng bào, và v́ có mức học vấn cao nên họ thường tỏ ra tự tin, có khi tự măn. »

« Giáo Hội như bung ra một cách rầm rộ (nhất là trước năm 1975 và sau thời kỳ mở cửa) ; xây cất, thu cho ḿnh tối đa những phương tiện vật chất - nhà thờ, đền đài, xe cộ, máy móc hiện đại ; đàng khác, tŕnh độ giáo lư của người làm công tác loan báo Tin Mừng hăy c̣n thấp kém, việc đào tạo huấn luyện dậm chân tại chỗ, c̣n rất nhiều thiếu sót. T́nh trạng nầy không những gặp thấy ở các giáo lư viên tại các giáo xứ (chỉ là người thiện chí dâng công cho công tác tông đồ), mà ngay cả ở cấp chủng viện, tập viện của một số đông ḍng tu. »

« Những công việc có vẻ sơ đẳng, âm thầm, như giúp trẻ khuyết tật, người phong cùi, người nghèo ở những vùng xa xôi hẻo lánh không được ai quan tâm, th́ người công giáo và nhất là các nữ tu được mời gọi tham gia. Sự hiện diện âm thầm với những phương tiện nhỏ bé, nghèo nàn, dễ được mọi người chấp nhận. Như vậy Giáo Hội trở lại gần với người nghèo hơn, đồng cảm với họ trong thân phận làm người. Nhờ đó, qua chứng tá của người tín hữu, những người khác dễ nhận ra thông điệp và khuôn mặt đích thực của Đức Kitô, Đấng đă làm người nghèo ở giữa các người nghèo để phục vụ. »

« Nhà "truyền giáo" Việt Nam hôm nay thường là giáo dân, đặc biệt là nữ tu. Cũng như trong thời đầu của Giáo Hội tại đây, và giống như thời Giáo Hội sơ khai ở Giêrusalem, chính giáo dân là những người đầu tiên đă đem Tin Mừng ra khỏi Giêrusalem (x. Cv 11, 19-21). Ngày nay, giáo dân và nữ tu, và cả giới trẻ nữa, đang âm thầm làm chứng cho Đức Giêsu ở khắp mọi miền đất nước chúng tôi. V́ vậy, chúng tôi mong muốn cho công lao của họ được nh́n nhận, và việc làm của họ phải được nâng đỡ khuyến khích. »

 

Đọc qua những lời trên và hiểu thấu thế nào là ơn gọi làm nữ tu Mến Thánh Giá như đă được thể hiện nơi Đấng Sáng Lập ḍng là đức cha Lambert de la Motte cũng như qua lịch sử của ḍng, con đường mà các chị em Hội ḍng Bắc Hải sẽ đi, theo tiếng mời gọi của Thiên Chúa, đ̣i hỏi các chị em nhiều can đảm lắm :

1, Can đảm từ chối « lối sống gần với người Tây Phương » mà dấn thân sống nghèo nàn hơn nữa.

2, Can đảm « ở những vùng xa xôi hẻo lánh không được ai quan tâm », « với những phương tiện nhỏ bé, nghèo nàn », để cho « những người khác dễ nhận ra thông điệp và khuôn mặt đích thực của Đức Kitô ».

3, Can đảm lo nâng cao « tŕnh độ giáo lư của người làm công tác loan báo Tin Mừng » cũng như  các « việc đào tạo huấn luyện » cần thiết khác, hầu trở nên « nhà "truyền giáo" Việt Nam hôm nay ».

 

Sau đây, tôi xin gửi chị câu chuyện Nữ Tu Annà Miều, nguyên văn như tôi đọc được vậy :

 

« Hạnh bà Annà Miều.

« Bà Annà Miều sanh ra năm 1838, tại họ Cái Mơng, cha người là Vêrô Ngọ, mẹ là Luxia Quyến. Hai ông bà trong nhà đủ xây dựng, song có ḷng đạo đức, sau làm tới chức ông trùm nhứt họ Cái Mơng.

« Ông trùm siêng năng dọn dẹp, sửa soạn trong nhà thờ, lại có tánh thiệt thà, chịu lụy, người biết làm thợ khéo léo. Cha bề trên Gernot Quí hay dùng người coi sóc làm nhà thờ, nhà phước, nhà lầu cha ở, cùng phú các việc cho ông trùm ǵn giữ hết.

« Đến sau cha muốn cho có một ông trùm luôn, nên cha chịu một ít lương vừa đủ cho vợ con người mua lúa gạo mà chi dùng, th́ từ ấy về sau ông trùm phế hết các việc nhà, chỉ lo việc nhà thờ, nhà phước cho đến măn đời người. Cha bề trên thấy người có công nghiệp nhiều, th́ xin Đức cha Mỹ chôn xác người trong nhà thờ, có đặt tấm đá, thích tên họ, bây giờ hăy c̣n.

« Annà Miều mới tới 12 tuổi, có tỏ cùng cha giải tội muốn đi nhà phước. Cha Tám thấy c̣n nhỏ th́ đ́nh lại, để trọng tuổi sẽ hay. Vừa được 15 tuổi, Annà Miều ĺa nhà cha mẹ mà vào nhà phước Cái Mơng, đương lúc bà Matta Lành làm bà nhứt, là năm 1853, cũng là năm ông thánh Philipphê Minh chịu tử v́ đạo tại Vĩnh Long.

« Tuy c̣n nhỏ tuổi, Annà Miều đằm thắm, dễ thương, trí hóa nhiều. Thấy nhà phước ở nhà chật hẹp, rách rưới, bèn thưa với cha Lựu là cha sở, đặng nói với cha người là ông Vêrô Ngọ cất lại nhà phước cho tử tế. Ông Vêrô Ngọ sẵn ḷng theo ư cha sở cho đẹp ḷng con gái ḿnh, nên đă cất nhà phước lại tốt, cây cột hẳn ḥi.

« Vào nhà tu đặng bốn năm, Annà Miều được mặc áo đen. Từ đây về sau hằng tỏ ḷng sốt sắng, siêng năng, gan dạ, mạnh mẽ mà lo việc Chúa, cùng sẵn ḷng chịu chết v́ đạo thánh Chúa nữa.

« Năm 1858, bà nhứt Lành bị bắt v́ đạo, đang lúc quân lính chộn rộn, bà nhứt ra dấu cho các chị nhà phước phải trốn. D́ Annà Miều và một d́ nữa không chịu đi, quyết ḷng theo bà mà chịu chết v́ đạo thánh Chúa. Cha sở Tùng hay được, người viết giấy dạy phải trốn, nên d́ Miều phải vưng mà ẩn ḿnh ở lại.

« Khi nhà nước Langsa lấy tỉnh Vĩnh Long th́ cha bề trên Gernot Quí đă về nhậm họ Cái Mơng, đâu đó được b́nh an lại. Cha nầy siêng năng, cần mẫn, sửa soạn nhà thờ, nhà phước lại, nhứt là người lo lắng ân cần việc chầu nhưng. Người kiếm chẳng ra thầy dạy, túng lắm, người phải sai d́ Miều, mới có 20 tuổi, ra dạy kinh cùng cắt nghĩa sách phần cho người đạo mới. Nhiều lần d́ Miều gặp người chữ nghĩa và bọn thầy chùa tra vấn lẽ đạo, người cậy sức Chúa đối lại với chúng nó cách thông suốt, làm cho chúng nó phải chịu thua.

« Ngày 24 juillet 1867, d́ Miều lên làm bà nh́, mà c̣n phải đi dạy Phú Hiệp, Ba vác, Mỏ Cày, Bang Tra, Cái Hàng, Cái Tắc, Giồng Mít, v.v. Từ năm 1867 cho tới 1869, bà nh́ đă đem hơn 600 người vào học đạo thánh Chúa.

« Vậy ngày 19 mars 1869, nhằm ngày lễ ông thánh Giude, người ta đă chọn bà nh́ Miều làm bà nhứt, thế cho bà cựu xin thôi, v́ bịnh.

« Từ đây về sau bà nhứt không c̣n đi dạy nữa, song ḷng hằng ái mộ việc chầu nhưng. Mỗi bữa tối, bà nhóm các d́ lại mà dạy cách đi đàng nhơn đức, chỉ cách phải dạy kẻ đạo mới và phương phép dạy con gái nhà có đạo nữa.

« Năm 1873 số nhà phước Cái Mơng mặc áo đen 27 người, áo trắng học tập 13 người, cọng là 40 người mà thôi.

« Bởi sự khôn ngoan nhơn đức của bà, cho nên nhiều người rùng rùng xin vô nhà phước, càng ngày càng đông, chẳng phải nội họ Cái Mơng mà thôi, song các họ như Mặc Bắc, Giồng Rùm, Băi Xan, v.v. nữa. Năm 1915, số nhà phước, 166 người áo đen, 42 người áo trắng tập học, cọng là 215 người. Bà nhứt cũng lo cất một cái nhà từng rộng lớn đặng các d́ ở cho rộng răi.

[…]

« Từ năm 1880 cho tới năm 1914 nghĩa là 34 năm, các d́ lănh dạy chầu nhưng được 4.676 người chịu phép rửa tội.

« Bấy lâu bà những đầy ḷng mến Chúa yêu người, hết ḷng thương giúp kẻ lưng vơi khốn nạn, bố thí cho cách rộng răi, nhất là những kẻ khó khăn chạy đến cùng người, th́ chẳng hề khi nào phải về tay không, dầu khi liệt gần chết, th́ cũng nhắc các d́ phải cho mấy người chầu nhưng và khó khăn, lúa, mắm, kẻo nó đói khát tội nghiệp ! Ấy là tiếng sau hết mà tạ thế.

[…]

« Bà nhứt Annà Miều, làm bà nh́ hai năm, làm bà nhứt cho tới 46 năm. Theo luật nhà phước, hễ ba năm th́ bắt thăm bà nhứt một lần, song bởi mỗi kỳ bắt thăm, th́ gần hết thảy, cũng chọn bà Annà Miều làm bà nhứt, cho nên bà làm bề trên luôn cho đến chết. Từ bước chơn vô nhà phước cho đến chết là 62 năm, hưởng thọ được 77 tuổi. […] ».

(E. Paul Bính, trùm họ Giồng Thủ Bá).

 

Nữ tu Annà Miều là một gương sáng cho các nữ tu Mến Thánh Giá, đặc biệt trong công tác dạy « chầu nhưng », tức ơn gọi truyền giáo của hội ḍng.

 

Kính gửi về chị và Hội ḍng Bắc Hải tâm t́nh quư mến của tôi và xin Chúa chúc lành cho Tổng Tu Nghị của Hội ḍng.

 

 

Toulouse, ngày 23.5.2002,

PJD.