Lời khấn đơn

 

Một chút lịch sử về lời khấn đơn nơi ḍng nữ

 

Chỉ từ đầu thế kỷ 20 trở đi, Giáo Hội mới chính thức nh́n nhận « ba lời khấn đơn » là những « lời khấn ḍng ». Trước đó, để trở thành nữ tu phải làm « ba lời khấn trọng ».

(Ba lời khấn ḍng là « khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời »).

Ở đây, chúng ta chỉ nói chuyện từ công đồng chung Triđentinô trở đi mà thôi.

 

1. Công đồng Triđentinô :

Tại công đồng Triđentinô (1545-1563), khi bàn về đời sống tu sĩ, không có vấn đề « lời khấn đơn » nơi các nghị phụ (khoá XXV : De regularibus et monialibus). Muốn trở nên tu sĩ th́ phải có « lời khấn trọng thể ». Riêng về giới nữ, tuyên khấn « lời khấn trọng thể » để làm nữ tu c̣n có nghĩa là phải vào sống tu trong đan viện (monastère : tu viện kín). Thời đó, không có các nữ tu làm việc tông đồ ngoài xă hội.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sống trong đan viện được ; do đó, có nhiều giáo dân đạo đức vẫn sống tuân thủ ba lời khuyên Phúc Âm, nhưng hoàn toàn ở ngoài đời. Ngay trước công đồng Triđentinô, những h́nh thức sống như vậy đă phát triển nhiều nơi, đặc biệt khi thánh Đa Minh (+1221) đưa ra luật « Ḍng Ba Đa Minh » và thánh Phan-xi-cô (+1226), « Ḍng Ba Phan-xi-cô ». Những giáo dân vào « Ḍng Ba » ấy càng ngày càng có khuynh hướng sống chung với nhau thành tập thể, nhưng Giáo Hội không coi họ là « tu sĩ ».

 

2. Hiến chế « Circa pastoralis » :

Ngày 29/5/1566, đức thánh giáo hoàng Piô V (+1572) theo tinh thần công đồng Triđentinô, muốn thăng tiến đời sống tu sĩ, đă kư hiến chế (constitution) « Circa pastoralis ». Trong đó, ngài đặt định rơ ràng cho nữ tu phải tuyên khấn trọng thể và sống trong đan viện. Ngài c̣n khuyến khích tất cả các phụ nữ đạo đức đang thuộc « Ḍng Ba » hăy làm lời khấn trọng thể và vào sống trong tu viện kín.

Sau ngài, đức giáo hoàng Grêgôriô XIII (+1585) cũng mang một lập trường như vậy. Hiến chế do ngài kư, « De sacris virginibus » ngày 30/12/1572, khẳng định lời dạy của hiến chế « Circa pastoralis ».

Nhưng cũng chính đức giáo hoàng Grêgôriô XIII, một năm trước khi qua đời, bằng sắc chỉ (bulle) « Ascendente Domino » (ngày 25/5/1584) đă nh́n nhận các trợ sĩ Ḍng Tên chỉ làm « lời khấn đơn » là những « tu sĩ » đích thực. Đó là lần đầu tiên, « lời khấn đơn » được Giáo Hội coi là « lời khấn ḍng » ! Đến cuối thế kỷ thứ 16 sang thế kỷ thứ 17, quan niệm nữ tu là phải « khấn trọng thể » và sống nơi « kín cổng cao tường » vẫn c̣n rất mạnh tại Âu Châu. Chính v́ vậy, thánh Phan-xi-cô đệ Salê đă không lập được ḍng « Thăm Viếng » làm việc tông đồ ngoài xă hội như ngài mong muốn. Rút kinh nghiệm này, thánh Vinh-Sơn đă chỉ để các « nữ tu » « Nữ tử Bác ái » của ngài được coi như các « phụ nữ hội đạo đức » mà thôi. 

 

3. Hiến chế « Conditae a Christo » :

Sau cùng, luật Giáo Hội thực sự thay đổi thái độ vào cuối thế kỷ thứ 19 sang đầu thế kỷ thứ 20.

Trước tiên, Toà Thánh ra sắc lệnh (décret) « Ecclesia Christi » ngày 11/8/1889 nh́n nhận là « tu sĩ » những ai chỉ làm « lời khấn đơn ». Đức giáo hoàng Lêô XIII, ngày 8/12/1900, cho ra đời hiến chế « Conditae a Christo » xác định sự nh́n nhận này ; và năm kế tiếp, tài liệu tựa đề « Normae » (năm 1901) được trao cho các giám mục để chỉ dẫn các việc liên quan tới các hội ḍng mang « lời khấn đơn ». 

Đức giáo hoàng Lêô XIII, trong hiến chế của ngài, đă cẩn thận phân biệt « ḍng địa phận » và « ḍng giáo hoàng, hay, ḍng miễn trừ », đồng thời cũng hướng dẫn việc thu nhận hoặc sa thải tu sĩ, việc bầu bề trên nhà ḍng, vân vân.

Năm 1917, bộ giáo luật ra đời, trong ấy vẫn c̣n sự phân biệt (hay đúng hơn, phân cách) giữa « tu sĩ khấn trọng thể »  và « tu sĩ khấn đơn thường » : « Trong những buổi hội hè, hoặc, trong những khi rước sách, các hội ḍng (congrégations) phải nhường bước cho những ḍng tu lớn (ordres) (điều 491). Và giữa các hội ḍng (congrégations) với nhau, quyền ưu tiên được dành cho các hội ḍng thuộc quyền giáo hoàng, trước các hội ḍng thuộc quyền giám mục địa phận (điều 188, 9).

 

Tại Việt Nam, khi Giáo Hội được hưởng một chút tự do tôn giáo sau những thời bắt đạo tàn khốc có một không hai trong lịch sử nhân loại, các nữ tu Mến Thánh Giá bắt đầu củng cố và cải tổ theo bộ giáo luật năm 1917. Từ những « lời dốc ḷng » các chị chuyển sang « lời khấn đơn » theo ư của đấng sáng lập, Đức Cha Lambert de la Motte. Có lẽ, tinh thần tu tŕ nơi các chị th́ vẫn thế, nhưng h́nh thức hiện diện trong Giáo Hội th́ khác nhau, ít nữa là theo cái nh́n giáo luật :

« Sự khấn và sự dốc ḷng khác xa nhau lắm. V́ chưng, dù người ta dốc ḷng vững vàng thể nào, th́ vốn sự dốc ḷng chẳng buộc cho nhặt, cho nên điều ǵ người ta dốc ḷng giữ, mà sau bỏ không giữ, th́ vốn không có tội ǵ. C̣n sự sai lời khấn th́ vốn có tội ». (Trích Đức cha Cooman Hành, « Luật phép nhà ḍng nữ khấn đơn », Hongkong 1924, trang 35).

 

< >

(năm 2000)