Những cải cách trong lịch sử ḍng Mến Thánh Giá

 

Ngày 02.02.2000 vừa qua, bảy hội ḍng Mến Thánh Giá tại Sài G̣n đă chính thức theo Hiến Chương mới, được soạn lại theo tinh thần công đồng Vaticanô II và bộ giáo luật năm 1983. Nhân dịp này, chúng tôi t́m hiểu những cải cách nơi ḍng Mến Thánh Giá từ khi ḍng được thành lập vào năm 1670 cho đến ngày nay. Chúng tôi xin được tŕnh bày cho quí bạn đọc bài viết của chúng tôi thành từng tiết mục như sau :

 

1/- Thành lập ḍng năm 1670

2/- Những thay đổi đáng kể từ khi thành lập cho đến đầu thế kỷ 20

3/- Sau bộ giáo luật năm 1917

4/- Sau công đồng Vaticanô II và Nhóm Nghiên Cứu

 

Chúng tôi không có ư đi vào những chi tiết, v́ chỉ mong phác thảo lại nơi đây một vài cải cách tương đối quan trọng nơi ḍng Mến Thánh Giá tại Việt Nam mà thôi. Sau cùng hết, những ghi chú cuối bài viết sẽ giúp quí bạn t́m lại các tài liệu mà chúng tôi xử dụng để soạn thảo bài này.

 

 

1- Thành lập ḍng năm 1670

 

Từ thế kỷ thứ 17 cho đến thế kỷ thứ  20, thái độ chính thức của Toà Thánh trong vấn đề các ḍng nữ là một thái độ ḍ dẫm, quá thận trọng, nên không mấy được rơ ràng, và nhất là không đáp ứng mau lẹ được nhu cầu đạo đức nẩy sinh trong Giáo Hội.

Khi đức cha Lambert de la Motte (Lâm Biên Mộc) thành lập ḍng Mến Thánh Giá vào tháng Hai năm 1670 tại Đàng Ngoài, các chị Mến Thánh Giá không được Toà Thánh coi là các nữ tu, chỉ được xem như các phụ nữ thuộc hội đạo đức mà thôi.

Tại sao thế ?

Câu trả lời rất giản dị là vào thời đó, chỉ được Toà Thánh coi là nữ tu các phụ nữ có lời khấn trọng thể (voeux solennels) trong các đan viện kín (monastère) mà thôi. C̣n những chị em nào chỉ có lời khấn đơn (voeux simples), như gập thấy ngày nay, th́ chưa đủ để được coi là nữ tu.(1)

Nhưng nhu cầu trong Giáo Hội thế kỷ 17 c̣n cần những phụ nữ phục vụ trực tiếp tha nhân, đặc biệt là người nghèo, trong ḷng xă hội. Hai trường hợp điển h́nh nói lên sự khác biệt và xung đột giữa nhu cầu Giáo Hội và lập trường của Toà Thánh trong vấn đề này phải kể đến trường hợp ḍng Thăm Viếng (les Visitandines) của thánh François de Sales và ḍng Nữ Tử Bác Ái (les Filles de la Charité) của thánh Vinh-Sơn.(2)

 

1.1. Ḍng Thăm Viếng : một thất bại.

Thánh François de Sales, với sự cộng tác của thánh nữ Chantal, lập nên ḍng Thăm Viếng năm 1610. Ư định của thánh nhân là tạo thành một nhà ḍng nữ chỉ có lời khấn đơn và không có nội cấm, mà đời sống cầu nguyện sẽ gắn liền với công việc phục vụ bệnh nhân. Ngài muốn tạo ra một đời sống tu tŕ thích ứng cho các phụ nữ không hợp đời sống trong đan viện kín.

Tuy nhiên, năm 1618, khi các nữ tu Thăm Viếng của ngài nhận được bản Hiến Chương do giáo quyền phê chuẩn vĩnh viễn th́, hỡi ơi, họ buộc phải làm lời khấn trọng thể và phải sống khép ḿnh vào tu viện kín cổng cao tường. Thánh François de Sales đón nhận chuyện xảy đến như một thất bại chua chát đối với ư định lập ḍng ban đầu của ngài.

Chuyện đă xảy ra như vậy, tất cả là do vị giám mục nghiệt ngă địa phận Lyon, đức cha Marquemont, muốn đem áp dụng triệt để những phán quyết của công đồng Tri-đen-ti-nô là bắt buộc ai muốn làm nữ tu phải sống trong đan viện kín, không được ra khỏi nội cấm. Vị giám mục này đă thành công trong chương tŕnh thay đổi ḍng Thăm Viếng. Nhưng sau này, người mà giám mục thành Lyon ấy đă "sửa sai" lại được Giáo Hội tuyên phong "Thánh Tiến Sĩ" : François de Sales (+1622).

(Đấng sáng lập ḍng Mến Thánh Giá có ḷng sùng mộ cách riêng thánh François de Sales và thánh nữ Chantal).

 

1.2. Ḍng Nữ Tử Bác Ái : một thành công.

15 năm sau chuyện ḍng Thăm viếng, năm 1633 tại Paris, thánh Vinh-Sơn cùng với thánh nữ Louise de Marillac thành lập ḍng Nữ Tử Bác Ái.

Cũng như thánh François de Sales, thánh Vinh-Sơn không hề muốn các "con gái" của ngài trở nên các nữ tu đan viện. Bởi thế, ngài không t́m tạo nên cho các con cái của ngài một thứ đời tu chính thức theo luật Giáo Hội lúc đó; ngài chỉ đề ra một lối sống trung gian, nằm giữa lối sống giáo dân thường và lối sống tu sĩ cổ điển. Và đó là cả một sự mới mẻ vào thời kỳ đó.

Nhân dịp này, thánh nhân đă viết ra một lời mà lịch sử Giáo Hội sẽ cẩn thận ghi nhớ :

"Các chị em sẽ lấy giường bệnh nhân làm tu viện, lấy pḥng trọ làm pḥng tu, lấy nhà thờ giáo xứ làm nhà nguyện, lấy đường phố làm nội vi, lấy đức vâng lời làm nội cấm, lấy ḷng kính sợ Thiên Chúa làm song cấm và lấy đức khiêm nhường làm khăn voile tu phục".

Các Nữ Tử Bác Ái của ngài không làm lời khấn trọng thể, chỉ có lời khấn đơn mà thôi. Các chị cũng không mang tu phục đặc biệt nào, ăn mặc hoàn toàn như các phụ nữ b́nh thường thời ấy. Bởi đó, giáo luật lúc ấy không coi các chị Nữ Tử Bác Ái là nữ tu, chỉ xem như các phụ nữ thuộc hội đạo đức mà thôi. Tuy nhiên, thánh Vinh-Sơn đă thành công trong ư định lập ḍng của ngài là có các nữ Kitô hữu đạo đức, lo phục vụ người nghèo và bệnh nhân. Ngài có vẻ mong được yêu thương và phục vụ hơn là được nh́n nhận.

 

1.3. Ḍng Mến Thánh Giá tại Việt Nam : năm 1670.

Tháng Tám năm 1669, đức cha Lambert de la Motte từ xứ Xiêm-La sang thăm viếng mục vụ địa phận Đàng Ngoài (Bắc Việt). Nhờ công lao chuẩn bị trước của cha Deydier Phan có mặt tại đó từ năm 1666, ngài tụ họp và hướng dẫn được một số phụ nữ vào đời sống tu tŕ. Vào thứ Tư lễ Tro, ngày 19.02.1670, ngài cho hai nữ tu đầu tiên tuyên khấn trong ḍng Mến Thánh Giá tại Phố Hiến : chị Anê và chị Pao-la.(3)

Như thế, ḍng Mến Thánh Giá đă được giám mục Lambert de la Motte thành lập. Toà Thánh chuẩn nhận sự thành lập này bằng cách ban các ân xá đặc biệt cho ḍng Mến Thánh Giá.

Khi thành lập ḍng Mến Thánh Giá, đức cha ban ra một "Hiến Chương" để các chị biết "lấy Thánh Giá Chúa làm việc suy niệm suốt cả đời ḿnh cùng mỗi ngày thông phần vào các sự đau khổ của Chúa". Ngài nêu ra cho các chị 5 công tác cụ thể phải thực hiện, hoàn toàn có tính cách truyền giáo. Sau đó, ngài đặt để cho các chị 14 điều phải giữ như nội quy nhà ḍng. Ngài dạy trong điều Một :

"Ai là kẻ thấy ḿnh được gọi vào Hội ḍng này phải làm ba lời khấn quen thuộc là khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời, và chỉ được chấp nhận sau hai năm thử luyện".

Ngoài 3 lời khấn ḍng ra, ngài xác định rơ ở điều Năm rằng :

"Các chị em được miễn khỏi giữ luật nội cấm do sự bó buộc đặc biệt là các chị em cần chuyên tâm vào việc rỗi linh hồn của tha nhân theo thể lệ Hội ḍng của ḿnh".

Đức cha không áp đặt một tu phục đặc biệt nào cho các chị; do đó, các chị ăn mặc như các phụ nữ thường dân thời ấy.

Một năm sau đó, năm 1671, đức cha Lambert de la Motte lập ḍng Mến Thánh tại địa phận Đàng Trong, rồi tại địa phận Xiêm La (1672) cũng theo một thể thức ấy.

Tóm lại, các chị Mến Thánh Giá không làm lời khấn trọng thể cũng không sống trong nội cấm; trái lại, các chị chỉ có lời khấn đơn và sống giữa ḷng xă hội.

Thánh François de Sales đă lập các chị ḍng Thăm Viếng để phục vụ bệnh nhân, thánh Vinh Sơn lập các Nữ Tử Bác Ái để phục vụ người nghèo; c̣n đức cha Lambert de la Motte th́ lập các chị Mến Thánh Giá để lo việc truyền giáo ở địa phương của ḿnh.

 

Măi đến cuối thế kỷ thứ 19, Toà Thánh mới chính thức nh́n nhận là để trở thành nữ tu đích thực, chỉ cần ba lời khấn đơn là đă đủ : "Sắc lệnh Ecclesia Christi ngày 11/8/1889". Từ đó, để trở thành nữ tu theo luật Giáo Hội, không c̣n cần lời khấn trọng thể và phải sống trong đan viện kín như trước nữa.

 

Theo cái nh́n giáo luật th́ như thế. C̣n trong thực tế, các nữ tu đă làm lời khấn đơn th́ vẫn được mọi người coi là nữ tu, kể cả các bậc chủ chăn, cho dù ngay cả khi họ không mang tu phục đặc biệt nào như trường hợp các nữ tu Mến Thánh Giá tại Việt Nam cho đến thế kỷ thứ 20.

Như chúng ta đă thấy, v́ có sự khác biệt giữa đời sống thực tế trong Giáo Hội và thái độ chính thức của Toà Thánh, khi đọc các sử liệu liên quan tới nữ tu Mến Thánh Giá tại Việt Nam, đôi khi chúng ta sẽ gặp những từ ngữ vừa mập mờ, vừa lẫn lộn, do các vị thừa sai ngoại quốc để lại. Đặc biệt các từ "đan viện" (monastère), "tu viện" (couvent), "cộng đoàn tu" (communauté), "nhà ở" (maison), th́ chỉ là một thứ nơi các thư từ và các bản báo cáo của các thừa sai nói trên. Chỉ có từ "nữ tu" (religieuse) là tương đối được xử dụng một cách nhất thống mà thôi.

Chúng tôi xin trích dẫn lại vài lời sau đây để có cái nh́n chung về t́nh trạng "giáo luật" của những nữ tu Mến Thánh Giá tại Việt Nam từ khi thành lập cho đến đầu thế kỷ thứ 20 :

Vào năm 1835:

"Các nữ tu, gọi là Mến Thánh Giá, (...) không hề giữ nội cấm, ngay cả vào những thời kỳ mà đạo không hề bị bách hại. Hội ḍng của họ đă được thành lập trên một thế kỷ rồi; thường thường, họ không làm lời khấn, và sống nhờ mồ hôi của ḿnh, làm ruộng từ sáng đến chiều hoặc lo buôn bán gánh gồng trên lưng...".(4)

Đức cha Retord Liêu :

"Mỗi nhà các nữ tu có một bà bề trên riêng, và chính giám mục là bề trền tổng quyền của hội ḍng. Các chị được Toà Thánh nh́n nhận; nhưng các chị chẳng làm lời khấn, nếu không là lời khấn đơn và tạm (mais elles ne font pas de voeux, sinon simples et temporaires)". (Thư tháng Giêng 1846).(5)

 

 

2- Những thay đổi đáng kể từ khi thành lập cho đến đầu thế kỷ 20

 

Đấng sáng lập ḍng Mến Thánh Giá, đức cha Lambert de la Motte, qua đời tại Xiêm La năm 1679. Và ḍng Mến Thánh Giá vẫn tiếp tục phát triển và sống động tại Việt Nam.

Từ ngày được thành lập cho đến thế kỷ 20, sự hiện hữu của ḍng Mến Thánh Giá tại Việt Nam đă chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ từ hai sự kiện lịch sử sau :

 

a, Hội Thừa Sai Paris :

Ngoài các giám mục và các linh mục thuộc Hội Thừa Sai Paris ra, h́nh như các chị Mến Thánh Giá ít được các giám mục hoặc linh mục khác nâng đỡ. (Đương nhiên, chúng ta không nói tới các linh mục và các thày giảng Việt Nam nơi đây là những vị yêu mến và nâng đỡ các chị rất nhiều). Điển h́nh là trong những năm mà địa phận Đàng Trong do đức cha Perez (1691-1727) và đức cha Alexandris điều khiển (1727-1743), là hai giám mục không thuộc Hội Thừa Sai Paris, chẳng ai c̣n nói tới các chị nữa. Nhưng đặc biệt nhất là trường hợp địa phận Đông Đàng Ngoài (Hải Pḥng) từ khi được trao cho các cha ḍng Đa Minh người Tây Ban Nha điều khiển mà chúng ta sẽ nói đến ở sau.

Mặt khác, khi chính Hội Thừa Sai Paris gặp khủng hoảng vào những năm 1716-1789, ḍng Mến Thánh Giá cũng phải chịu hậu quả gián tiếp từ các vị "đỡ đầu" của ḿnh.

 

b, Những cuộc bách đạo :

Cùng chung số phận với toàn thể Giáo Hội Việt Nam, ngay từ ban đầu ḍng Mến Thánh Giá đă phải chịu những khó khăn do vua quan ghét đạo gây ra. Chỉ 7 năm sau ngày thành lập, nhà ḍng tại An-Chỉ (Đàng Trong) đă bị quan quân triều đ́nh phá tan tành. Rồi suốt thế kỷ 18 và 19, các chị đă chẳng bao giờ được yên thân lâu dài. V́ hoàn cảnh khó khăn đó, ḍng Mến Thánh Giá không thể nào có được những cải cách đáng kể suốt hai thế kỷ trên.

 

Vào ngày khấn trọn đời của 61 chị Mến Thánh Giá tại Phát Diệm (ngày 01/02/1931), là chuyện khấn trọn đời đầu tiên trong lịch sử ḍng Mến Thánh Giá tại Việt Nam,  đă có lời nhận xét rằng : "Những cuộc bách đạo, ḍng dă hơn hai thế kỷ, đă làm cản trở bước tiến của các chị. Và các vị thừa sai, phần th́ quá ít ỏi phần th́ quá nhiều công việc, không thể chăm lo cho hội ḍng như hội ḍng cần đến để tiến triển trên đường tu tŕ. Từ chỗ đó, hội ḍng hơi bị bỏ rơi; và cho tới thời kỳ sau này, các thành phần trong hội ḍng, ngoài việc sống chung và tuân thủ các luật lệ vừa đơn giản lại vừa ít ỏi, chẳng có mấy chi là nữ tu, cũng chẳng có lời khấn cũng chẳng có tu phục".(6)

 

2.1. Vào cuối thế kỷ 17 :

Ḍng Mến Thánh Giá tại Đàng Ngoài do đức cha Deydier Phan và đức cha Bourges Gia điều khiển phát triển tương đối khả quan : ba mươi năm sau ngày thành lập, người ta đă tính được tới 100 nữ tu tại đây rồi. Ngoài ra, dưới quyền của hai vị giám mục nói trên, không hề có sự thay đổi nào quan trọng.

Trái lại, tại Đàng Trong, sau khi đức cha Lambert qua đời, vị đầu tiên đă t́m cải tổ luật ḍng Mến Thánh Giá là cha Jean de Courtaulin. Ngài đ̣i hỏi các nữ tu phải sống cực kỳ khắc khổ. Các chị trẻ th́ vâng phục, c̣n các chị lớn tuổi th́ nhất định chỉ vâng theo luật lệ mà đức cha Lambert đă ban mà thôi. Sau cùng, vị thừa sai này hiểu ra rằng với tư cách "cựu cha chính"(7), ngài không có quyền thay đổi luật ḍng được.(8)

Cũng tại Đàng Trong, sau cha Jean de Courtaulin là cha Pierre Le Noir cũng có ư định thay đổi luật ḍng tại Quảng Ngăi, nhưng đă gặp phản kháng triệt để của các chị Mến Thánh Giá.(9)

 

2.2. Các cha Đa Minh Tây Ban Nha và các chị Mến Thánh Giá Việt Nam :

Địa phận Đàng Ngoài được chia ra hai địa phận từ năm 1679 : Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) và Đông Đàng Ngoài (Hải Pḥng). Khi giám mục Đông Đàng Ngoài là đức cha Deydier Phan qua đời (ngày 01/7/1693), địa phận này được trao cho các thừa sai ḍng Đa Minh người Tây Ban Nha điều khiển. Và các chị Mến Thánh Giá tại đây sẽ gặp khó khăn ngay trong chính nội bộ địa phận của ḿnh.

Chuyện là các thừa sai Đa Minh người Tây Ban Nha đă t́m cách biến đổi các chị em Mến Thánh Giá thành nữ tu ḍng Ba Đa Minh. Một trong các điểm mà các thừa sai này đem ra áp dụng là bỏ luật kiêng thịt.

Tài liệu lịch sử (năm 1709-1710) ghi lại rằng :

"Trong khu vực các cha ḍng Đa Minh, có ba nhà các nữ tu mà người ta gọi là các chị em Mến Thánh Giá. Tất cả ba nhà đều được lập nên do đức cố giám mục Bêritê (Lambert de la Motte) khi ngài đến xứ Đàng Ngoài năm 1669. Ba nhà trên nằm trong ba làng lớn, gần như tất cả đều là Công giáo, tức : Kiên Lao, Trung Linh và Bùi Chu. Các cha Đa Minh lo việc thay đổi các hiến chương của chị em và làm họ nên các "xơ" ḍng Thánh Đa Minh, theo như điều người ta báo cáo lại.

Cha Jean de Sainte-Croix đă thi hành ư đồ trên đối với nhà ḍng nằm trong làng Trung Linh là nơi ngài luôn ở thường xuyên. Cho tới bây giờ, ngài đă thay đổi luật lệ của chị em mà đức cố giám mục Bêritê đă ra cho họ. Ngài đă băi bỏ cho các chị em luật kiêng thịt là sự chẳng khó giữ ǵ trong xứ Đàng Ngoài này.

Cha Pierre de Sainte Thérèse là người kế nhiệm cha Jean de Sainte-Croix trong chức vụ bề trên các cha Đa Minh và thường xuyên cư ngụ tại làng Kẻ Bùi nói trên, ra sức thi hành cũng một sự ấy đối với các nữ tu tại nơi đó. Và để thành đạt chuyện này, ngài khuyến khích họ ăn thịt. Đôi khi, ngài c̣n gửi cả thịt thà cho họ mà nói họ có thể yên tâm ăn thịt...".(10)

Các cha Đa Minh muốn các chị Mến Thánh Giá trở nên nữ tu ḍng Ba Đa Minh là chuyện dễ hiểu thôi; chỉ tiếc là cách thức đối xử với các chị nơi một ít cha Đa Minh người Tây Ban Nha th́ không mấy ǵ là cao thượng :

"Các vị bề trên Đa Minh trực tiếp hay gián tiếp làm khó dễ cho các nữ tu Mến Thánh Giá. Người ta cằn nhằn các chị, người ta đe đốt nhà các chị, người ta cho người đuổi các chị ra khỏi nhà và lấy của cải của các chị, người ta xúi dục các người nhà hay các thày giảng đánh các chị ở nửa trên người bị lột trần".

Nội vụ được tấu tŕnh lên Toà Thánh xin giải quyết vào những năm 1764 và 1786. Toà Thánh đă lên tiếng để bảo vệ "tự do đi tu"; nhưng tại địa phương, chuyện đâu lại vào đấy mà thôi.(11)

 

2.3. Vào thế kỷ 18 tại Đàng Ngoài :

Các nữ tu Mến Thánh Giá ở Đàng Ngoài tương đối vững vàng hơn các chị ở Đàng Trong, đặc biệt là nhờ các giám mục địa phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) đều là các vị thuộc Hội Thừa Sai Paris.

Đời sống các chị rất nghèo nàn, thường là sống nhờ ruộng đất. Y phục của các chị th́ vẫn như mọi phụ nữ địa phương, nhưng "chị em phải mặc áo vải, chẳng nên mặc áo vóc lĩnh, sồi nái tơ ba, cùng chẳng nên dùng của ǵ tơ sốt, mà nhuộm th́ chẳng nên nhuộm đỏ, hay là mùi lịch sự, phải nhuộm mùi thâm hay là mùi nào xám cùng bồ nâu nhặt nhặt vậy".

C̣n về việc khấn hứa, các giám mục thường chỉ cho các chị được khấn khi đă lớn tuổi. Các lời khấn ở đây là các lời khấn đơn và chỉ khấn tạm một năm mà thôi; ngoài ra, những ai không được khấn th́ có thể làm "lời dốc ḷng" :

 

"... ( tôi dốc ḷng, hay là tôi khấn ) bấy nhiêu sự sau này :

- một là ở cho khó khăn trọn đời, chẳng lấy của ǵ làm của riêng tôi,

- hai là giữ ḿnh sạch sẽ trọn đời,

- ba là vâng nhời chịu lụy Đức vít-vồ (mà) Đức thánh papa cho coi sóc phần linh hồn bổn đạo nước Tụng Kinh này, cùng thầy cả sacerdote nào coi sóc nơi chúng tôi ở, cùng chịu lụy mụ tôi, cùng mụ ngày sau bề trên cho coi sóc cửa nhà chúng tôi...".(12)

 

Vào năm 1787, Đàng Ngoài có tất cả là quăng 500 nữ tu, sống trong 25 nhà ḍng.

Năm 1795, công đồng Kẻ Vĩnh ra thêm cho các chị 11 điều luật phải giữ mà trọng tâm là việc tiếp xúc với phái nam, cách riêng với những người "Nhà Đức Chúa Trời".

 

2.4. Thế kỷ 18 tại Đàng Trong :

Các nữ tu tại địa phận Đàng Trong th́ kém may mắn v́ hai giám mục Pérez (1691-1728) và Alexandris (1728-1738) không ngó ngàng chi nhiều tới các chị. Sự hiện diện của Mến Thánh Giá tại đây trở nên rất khiêm tốn. Thậm chí, ngay cả tên gọi "Amantes de la Croix" (Mến Thánh Giá) do đấng sáng lập đặt ra cũng không c̣n giữ được, mà trở thành "Dévotes de la Croix" (Sùng mộ Thánh Giá) vào những năm  1740 dưới ng̣i bút của cha Favre, vị linh mục tháp tùng sứ thần Toà Thánh - đức cha Achards de la Baume - kinh lược địa phận Đàng Trong vào năm 1739-1741.

Một vài nhà ḍng tồn tại th́ bị phá hoại hoàn toàn vào kỳ bắt đạo năm 1750, lúc tất cả các thừa sai ngoại quốc bị trục xuất khỏi xứ Đàng Trong sang Ma-Cao. Sau những năm biến loạn, nhờ công của đức cha Piguel (+1771) và đặc biệt của cha Nicolas Duê (người gốc Đàng Ngoài), một số nhà ḍng được tái thiết lại cho các chị. Nhưng cải cách quan trọng nhất cho ḍng Mến Thánh Giá phải kể đến công lao của hai giám mục Pigneaux Bá Đa Lộc (+1799) và Labartette (+1823) :

Năm 1786, sau khi tới Đàng Trong, cha Labartette lập ra hai cộng đoàn nữ tu phía Quảng Trị. Ngài không muốn gọi các chị là "Mến Thánh Giá" v́ có một số điều trong luật ḍng không giống như luật ḍng Mến Thánh Giá, chẳng hạn không buộc phải kiêng thịt quanh năm. Ngài đi hỏi ư kiến giám mục của ngài là đức cha Bá Đa Lộc. Đức cha không hề phản đối sự cải tổ lề luật này để thích ứng với con người cùng hoàn cảnh; nhưng đức cha lại không muốn tên gọi nào khác hơn tên gọi "Mến Thánh Giá". Đó đă là một thay đổi quan trọng và chính thức nhất từ khi ḍng Mến Thánh Giá được thành lập năm 1670 và 1671 tại Việt Nam. Chính thức, là v́ do thẩm quyền giám mục địa phận.

 

2.5. Thế kỷ 19 :

Đầu thế kỷ thứ 19, Giáo Hội công giáo cũng như ḍng Mến Thánh Giá tại Việt Nam được hưởng một ít năm b́nh yên, sau đó là thời kỳ bắt đạo tàn khốc dưới ba triều đại Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức, lại thêm phong trào Văn Thân "b́nh Tây sát Tả" nữa.

Trong khung cảnh đó, không thể có sự cải tổ quan trọng nào cho ḍng Mến Thánh Giá được. Trái lại, các nữ tu đă dùng chính mạng sống ḿnh để làm chứng cho Chúa. Nữ tu tử đạo đầu tiên là chị Maria-Madalêne Nguyễn Thị Hậu, thuộc cộng đoàn Nhu Lư, qua đời tại Huế ngày 29 tháng 1 năm 1841, mười ngày sau khi được giáo hữu giúp trốn khỏi chốn bị lưu đầy trở về. Hai chị Agnès Soạn (phó bề trên nhà Láng Mun, Qui Nhơn) và chị Anna Trị (người Phan-Rang, thuộc nhà ḍng Láng Mun) bị kết án tử xiết cổ tại Phan Rí năm 1862 là những chứng tá hiển nhiên nhất của sức mạnh đức tin Kitô giáo và ơn tu tŕ ḍng Mến Thánh Giá.(13)

Tại Đàng Ngoài, năm 1888, đức Cha Puginier Phước (+1892) lại phải ra 5 điều kỷ luật nhắc nhở cho các nữ tu về việc tiếp xúc với nam giới và việc ra ngoài đi buôn bán cùng việc biếu hay nhận quà cáp.(14)

Điều đáng mừng nhất cho tương lai ḍng Mến Thánh Giá tại Việt Nam là vào cuối thế kỷ này, lúc mà những cơn bách đạo khủng khiếp chấm dứt th́ cũng là lúc mà Toà Thánh nh́n nhận rằng ba lời khấn đơn, khấn tạm hay khấn vĩnh viễn, là đă đủ để trở thành nữ tu theo giáo luật (sắc lệnh "Ecclesia Christi" ngày 11/8/1889).

 

 

3- Sau bộ giáo luật năm 1917

 

Thế kỷ 20 khởi đầu cho ḍng Mến Thánh Giá tại Việt Nam với 14 điều do công đồng Kẻ Sặt quy định. Theo đó, thiếu nữ 15 tuổi mới được vào nhà ḍng, c̣n nữ tu trên 40 tuổi mới được đi làm việc tông đồ ngoài đời là rửa tội cho trẻ con hấp hối. Riêng về y phục, "toà công đồng chẳng muốn đổi sự ǵ trong cách chị em ăn mặc, một dạy phải mặc áo mùi thâm hay là mùi nâu khiêm nhường đơn sơ chẳng pha sự ǵ điệu dáng phần đời" (điều 10).

Những năm đầu thế kỷ, các bản luật ḍng được in ấn và phổ biến rộng răi. Theo hiểu biết của chúng tôi, bản in đầu tiên là bản "Bổn luật các nhà Phước địa phận B́nh Định", tại Làng Sông năm 1905; sau đó là bản "Phép nhà chị em Mến Câu Rút Đức Chúa Jêsu", tại Kẻ Sở năm 1907; "Phép nhà ḍng Mến Câu Rút địa phận Thanh" năm 1924 tại Hồng Kông.

Sau cùng, năm 1917 bộ giáo luật ra đời, chỉ dẫn rơ ràng về đời tu tŕ với ba lời khấn đơn.

 

3.1. Sau bộ giáo luật 1917 :

Tiếp theo bộ giáo luật trên, năm 1921 được in tại cơ sở của Hội Thừa Sai Paris tại Hồng Kông quyển sách "Khấn hứa lư giải cho kẻ đă dâng ḿnh cho Đức Chúa Lời trong nhà ḍng", dầy 107 trang, không mang tên tác giả. Trong đó, ba lời khấn ḍng và đời sống tu tŕ được cắt nghĩa rơ ràng cho các nữ tu Mến Thánh Giá.

Việc khấn hứa tương đối là việc mới mẻ cho một số nữ tu nên quyển sách này đă giải nghĩa : "Đừng lẫn sự khấn hứa với sự dốc ḷng; khi đă dốc ḷng giữ điều ǵ tuy rằng phải ra sức giữ mặc ḷng, nhưng mà nếu  không giữ th́ chẳng có tội ǵ, bằng đă khấn hứa thật sự mà không giữ th́ có tội" (trang 6).

Vài năm sau, đức cha Cooman Hành (+1970), địa phận Phát Diệm, xuất bản quyển "Luật phép nhà ḍng nữ khấn đơn" (Hồng Kông 1924, 105 trang) :

"Có nhiều sách dẫn đàng nhân đức trọn lành các người nhà ḍng hằng nhờ lấy cho được thêm ḷng sốt sắng kính mến Chúa cách riêng, song cũng có khi đi đàng nhân đức không được chắc chắn v́ không cứ lề lối Hội Thánh đă chỉ cho các người nhà ḍng. Cho nên đă nhặt lấy những điều Toà Thánh đă truyền trong bộ luật mới và ít nhiều lời các thày lư đoán dạy cho các người nhà ḍng nữ khấn đơn thuộc về Bề Trên địa phận, mà tóm lại trong bản này, để cho các kẻ vào nhà ḍng ấy được biết tỏ phải ăn ở cho xứng đáng đấng bậc ḿnh là thể nào..." (Lời tựa).

Trong quyển sách này, đức cha đă cắt nghĩa rất rơ ràng :

"Hỏi : Phải có những sự ǵ mới đáng Hội Thánh nhận là thật người nhà ḍng ?

"Thưa :

1, Phải vào nhà ḍng nào đấng Bề Trên có quyền trong Hội Thánh đă cứ phép mà ưng nhận.

2, Phải dốc ḷng giữ luật phép riêng nhà ḍng ấy.

3, Phải khấn trước mặt Hội Thánh, hoặc khấn trọn đời hay là khấn tạm, nếu khấn tạm, khi hết hạn phải khấn lại ngay.

4, Phải có ư đi đàng nhân đức trọn lành. Có được đủ bấy nhiêu điều th́ mới đáng gọi là người nhà ḍng thật" (trang 5).

Từ thời kỳ này, các nữ tu Mến Thánh Giá bắt đầu mang y phục riêng gọi là tu phục. Ví dụ trong địa phận Thanh Hoá : "Điều 60 : Kẻ mới vào nhà ḍng này phải mặc áo như thường, cho đến khi bề trên cho mặc áo nhà ḍng. Các chị em đang tập và các chị em đă khấn phải mặc áo thâm dài. Lại các chị em đă khấn th́ đội khăn thâm v́ là dấu riêng chỉ các chị em đă khấn trong nhà ḍng này; c̣n các chị em đang tập th́ phải đội khăn trắng".

 

Vào năm 1932, tại Việt Nam có 12 địa phận :

- (miền Bắc) Hà Nội, Hải Pḥng, Vinh, Bùi Chu, Bắc Ninh, Hưng hóa, Phát Diệm, Thanh Hoá và

- (miền Nam) Qui Nhơn, Sài G̣n, Huế, Kontum.

Trong các ḍng Mến Thánh Giá địa phận, th́ xem ra các chị Phát Diệm là cải tổ để thích ứng theo giáo luật mới mau lẹ nhất, nhờ sự tận t́nh lưu tâm của giám mục địa phận là đức cha Marcou Thành và sau đó là đức cha Cooman Hành.

Trái lại tại địa phận Huế, sau khi khi có bộ giáo luật 1917 và để đáp ứng nhu cầu giáo dục trẻ em, thay v́ cải tổ thích nghi ḍng Mến Thánh Giá, đức cha Allys Lư (+1936) lại dùng một số các chị Mến Thánh Giá để lập một ḍng nữ mới năm 1921 gọi là "Con Đức Mẹ Vô Nhiễm".

Cũng vào thời kỳ này, ước mơ ban đầu của đức cha Lambert de la Motte và của một số vị sau này như cha Jean de Courtaulin, đức cha Labartette... về việc đào tạo các nữ tu Mến Thánh Giá mới được thực hiện : các chị được những nữ tu ngoại quốc, ḍng Saint-Paul de Chartres, giúp đỡ chẳng những về nhà tập mà c̣n cả về sư phạm thiếu nhi nữa.

 

3.2. Sau cuộc di cư 1954 :

Hơn 65% những người di cư từ Bắc vào Nam sau Hiệp Định Genève 1954 là người công giáo. Những nữ tu Mến Thánh Giá di cư hợp thành những nhà ḍng mang tên địa phận gốc của họ : Hà Nội, Phát Diệm, Thái B́nh (= Tân Lập), Thanh Hoá và Bắc Ninh.

Hai trường hợp đặc biệt là Bùi Chu và Hải Pḥng :

Về Bùi Chu, ngay từ năm 1946, đức cha Hồ Ngọc Cẩn đă dùng các nữ tu ḍng Ba Đa Minh và nữ tu Mến Thánh Giá để lập ra một ḍng nữ mới là ḍng Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu rồi. C̣n lại 9 chị Mến Thánh Giá là nhất định không vào ḍng mới lập, ở lại làm Mến Thánh Giá mà thôi. Sau đó, đức cha Phạm Ngọc Chi đă cải tổ ḍng Mến Thánh Giá Bùi Chu theo giáo luật mới; nhưng đến năm 1966 th́ ngài lại biến ḍng này thành ḍng Trinh Vương.

Về Hải Pḥng, các chị Mến Thánh Giá đă chịu khó khăn ngay từ cuối thế kỷ 17 khi địa phận được trao cho các cha Đa Minh người Tây Ban Nha trông coi như đă nói. Với thời gian, chẳng c̣n ai nói đến ḍng Mến Thánh Giá địa phận Hải Pḥng nữa. Trong cuộc di cư 1954, chỉ thấy có 4 nhà Phước Đa Minh thuộc Hải Pḥng vào vùng Biên Hoà mà thôi. Vào năm 1955-1956, khi ḍng nữ Đa Minh di cư nguyên thuộc Hải Pḥng, Bắc Ninh, Thái B́nh và Lạng Sơn bắt đầu cải tổ th́ một số chị tách ra và cùng với một vài nữ tu Mến Thánh Giá gốc địa phận khác (như Hà Nội) sống chung thành ḍng Mến Thánh Giá Hải Pḥng tại Biên Hoà. Ḍng được đức Cha Nguyễn Văn Hiền chuẩn nhận ngày 10/6/1959. Phải chăng ơn tu tŕ ḍng Mến Thánh Giá là một ơn rất đặc biệt mà Thiên Chúa đă ban cho Việt Nam chúng ta ?

(Năm 1995, các ḍng di cư nói trên, theo yêu cầu của Toà Thánh, đă mang tên nơi trụ sở chính của ḍng tọa lạc. Do đó, Mến Thánh Giá Hà Nội thành Khiết Tâm, Phát Diệm thành G̣ Vấp, Thanh Hoá thành Đà Lạt, Bắc Ninh thành Thủ Đức và Hải Pḥng thành Bắc Hải).

 

 

4- Sau công đồng Vaticanô II và Nhóm Nghiên Cứu

 

Như chúng ta đă thấy, sau khi bộ giáo luật 1917 ra đời, các ḍng Mến Thánh Giá tại Việt Nam lần lượt cải tổ thích nghi theo tinh thần mới của Toà Thánh. Công cuộc canh tân này phần lớn là do chính các giám mục đảm nhiệm vào những năm sau đó.

Vào thời kỳ sau này, công đồng chung Vaticanô II đă đem lại một luồng sống mới trong Giáo Hội. Công đồng kết thúc vào năm 1965 và vào năm 1983, tức 18 năm sau, th́ bộ giáo luật hiện hành ra đời. Các hội ḍng Mến Thánh Giá tại Việt Nam cải tổ để thích nghi theo tinh thần công đồng Vaticanô II như thế nào ?(15)

Với luồng gió canh tân do Công đồng Vaticanô II đem lại, cụ thể qua sắc lệnh « Perfectae Caritatis - Canh tân thích nghi Ḍng Tu », các ḍng tu trong Giáo Hội nói chung, và ḍng Mến Thánh Giá Việt Nam nói riêng, đă không ngừng nỗ lực trở về nguồn, về với nguyên hứng ban đầu của Đấng Sáng lập.

Lễ kỷ niệm Đệ Tam Bách Chu niên thành lập Ḍng Mến Thánh Giá năm 1970, tại tu viện Mến Thánh Giá Chợ Quán, của 14 hội ḍng Mến Thánh Giá miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào là một sự kiện mang ư nghĩa lớn. Dịp này, một bản dự thảo Hiến Pháp in ronéo cho ḍng Mến Thánh Giá của cha Luca Huy được đề nghị ra để tham khảo, và việc thành lập « Học viện liên ḍng Mến Thánh Giá » cũng được Đại Hội biểu quyết.

Nhưng với biến cố 1975, mọi việc được xếp lại, tưởng chừng như chấm dứt. Mỗi hội ḍng, tuỳ hoàn cảnh và điều kiện cho phép, đă âm thầm ṃ mẫm t́m hướng sống đời tu và sứ vụ tông đồ của hội ḍng ḿnh với ḷng luôn thao thức thực hiện việc canh tân pháp chế, nhất là từ khi bộ giáo luật 1983 và các tông thư và các văn kiện liên quan tới đời sống tu tŕ ra đời.

 

4.1. Nhóm « Nghiên Cứu Linh Đạo Mến Thánh Giá » chào đời :

Tại địa phận thành phố Hồ Chí Minh, Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn B́nh thao thức : "Tôi luôn cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần gửi tới cho tôi một linh mục say mê nghiên cứu và có ḷng thương mến Đức Cha Lambert để giúp tôi cho bảy hội ḍng Mến Thánh Giá t́m hiểu Đấng Sáng lập, canh tân luật tu trong hướng trở về nguồn".

Trong lúc đó, vào năm 1985, cha Vương Đ́nh Khởi ḍng Phan-Sinh, sau khi giúp tu chỉnh hiến pháp cho ḍng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, đă có sự quan tâm đặc biệt đến ḍng Mến Thánh Giá.

Sự quan tâm của cha Vương Đ́nh Khởi và nỗi thao thức mục tử nơi Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn B́nh đă đưa đến việc thành lập « Nhóm Nghiên Cứu Linh Đạo Ḍng Mến Thánh Giá thành phố Hồ Chí Minh ». 

Buổi họp đầu tiên của « Nhóm Nghiên Cứu » diễn ra ngày 25/08/1985 và cha Vương Đ́nh Khởi được Đức Tổng Giám Mục định vị là « cố vấn của Nhóm ». Các thành viên trong Nhóm gồm cha cố vấn và 14 nữ tu trong 7 hội ḍng tại thành phố, thường là chị tổng phụ trách và chị thư kư. Ban chỉ đạo gồm có cha cố vấn, chị tổng phụ trách Chợ Quán, chị tổng phụ trách G̣ Vấp và chị tổng phụ trách Thủ Thiêm.

 

4.2. Sinh hoạt và sự h́nh thành quyển hiến chương :

Sau khi thành lập, Nhóm khẩn trương bắt tay vào việc ngay, qua các giai đoạn :

a. Giai đoạn 1 : Soạn tiểu sử Đấng Sáng Lập và linh đạo (1985-1987)

Đầu tiên Nhóm sưu tập tài liệu, phiên dịch các bút tích của Đấng Sáng lập với sự cộng tác của học giả Phạm Đ́nh Khiêm. Kết quả, khoảng giữa năm 1987, Nhóm đă soạn được tập Tiểu Sử kèm với 8 bút tích, tất cả được sưu tầm từ các sử liệu của hai linh mục sử gia Adrien Launay và Jean Guennou thuộc Hội Thừa Sai Paris.

Dựa trên Tiểu Sử và số bút tích đó, cha cố vấn hướng dẫn chị em học tập, suy niệm và soạn ra tập « Linh Đạo Lâm Bích » tức là linh đạo Mến Thánh Giá.

b. Giai đoạn 2 : Soạn thảo Hiến Chương (1987-1990)

Từ những một số di sản tinh thần của Đấng Sáng Lập đă được sưu tầm và tổng hợp lại, cộng với hai nguồn tài liệu khác là Kinh Thánh và giáo huấn của Giáo hội, đặc biệt bộ giáo luật mới, cha cố vấn giúp các nữ tu soạn nháp Bản Dự Thảo Hiến Chương. Lúc này có sự tham gia tích cực của nhiều hội ḍng ngoài thành phố, đặc biệt Mến Thánh Giá Huế,  Cái Nhum và Phan Thiết. Các nữ tu cùng với Nhóm học tập, góp ư cho bản văn hoàn chỉnh. Ngoài ra, Bản Dự Thảo Hiến Chương c̣n được sự góp ư của nhiều chuyên viên, các giám mục, các vị bề trên, linh mục, tu sĩ và giáo dân.

Ngày 27/02/1990, Áp lễ Tro, ngày lịch sử, kỷ niệm 320 năm thành lập ḍng Mến Thánh Giá Việt Nam, tại hội ḍng Mến Thánh Giá Chợ Quán, Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn B́nh đă long trọng ban nghị định phê chuẩn Hiến Chương chung cho 7 hội ḍng Mến Thánh Giá tại thành phố, để thử nghiệm trong 4 năm (sau được gia hạn cho đến năm thứ 10). Hiến Chương chứa đựng những yếu tố linh đạo và pháp lư được sắp xếp rơ rệt theo đúng quan điểm của Vaticanô II với các nét riêng như sau : dành vị trí ưu tiên và trọng tâm cho Mầu Nhiệm Thập Giá với 4 chiều kích hướng về : Ba Ngôi, Gia đ́nh Nazareth, Giáo Hội và cởi mở thích ứng hội nhập văn hóa. Tất cả đều mang nét nhấn đặc sắc của Đấng Sáng Lập.

c. Giai đoạn 3 : 1990-1993

Từ sau ngày phê chuẩn Hiến Chương, hằng năm, Nhóm tổ chức một hoặc hai khoá bồi dưỡng, từ 5 đến 10 ngày dành cho các Ban Phục Vụ Liên Hội Ḍng Mến Thánh Giá từ Bắc chí Nam, giúp chị em học tập đời tu, thấu hiểu tinh thần ḍng và sống liên kết càng ngày càng chặt chẽ. Những khóa học tập như vậy đă trở thành truyền thống hằng năm, nhằm giúp chị em củng cố nội lực.

Trong giai đoạn này, Nhóm thực hiện được những tiểu phẩm sau đây :

- Soạn quyển Nghi thức Ḍng Mến Thánh Giá (1991).

- Soạn quyển Giải thích phần Linh đạo của Hiến Chương (1993).

- Soạn Quy chế Mến Thánh Giá tại thế (1995), với ước mong làm sống lại một trợ lực tông đồ có ư nghĩa cho Giáo hội từ phía các giáo dân, như thời Đức Cha Lambert de la Motte.

Đó là sinh hoạt của Nhóm trong 8 năm dưới thời Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn B́nh.

 

4.3. Hiến Chương mới :

Năm 1998, Nhóm Nghiên Cứu cho tái bản « Tập tiểu sử và bút tích Đức Cha Lambert de la Motte ». Và trong hai năm 1998-1999, Nhóm soạn thảo lại và bổ sung quyển Hiến Chương năm 1990, sau khi đă lắng nghe và tiếp thu rất nhiều góp ư xây dựng từ các giám mục, các vị bề trên, các linh mục, tu sĩ, chuyên viên và bạn hữu. Trung tuần tháng 10/1999, mọi việc xem như hoàn chỉnh, Bản Dự Thảo Hiến chương cuối cùng đă lên khuôn. Việc tu chỉnh khá công phu và dài lâu, thận trọng.

Sau cùng, ngày 02 tháng 02 năm 2000, ngày thánh hiến tu sĩ trong khuôn khổ Năm Thánh, kỷ niệm 330 năm thành lập ḍng Mến Thánh Giá tại Việt Nam, ngày đánh dấu một bước ngoặt mới trong việc canh tân luật sống cho chị em Mến Thánh Giá của tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh, Đức Tổng Giám Mục Phạm Minh Mẫn, vị chủ chăn kế tục sự nghiệp của Đức Cha Lambert de la Motte, chính thức phê chuẩn Hiến Chương cho 7 hội ḍng Mến Thánh Giá có nhà mẹ trong tổng giáo phận.

Nhận thấy các nữ tu Mến Thánh Giá có cùng một Đấng Sáng Lập, một tinh thần, chung sứ vụ, phần đông các giám mục giáo phận đă ban phép cho các hội ḍng Mến Thánh Giá thuộc quyền được nhận quyển Hiến Chương này như luật riêng, sau khi sửa chữa ít điều cho phù hợp. Hiện nay có hội ḍng Mến Thánh Giá Los Angeles (Hoa Kỳ) và 19/23 hội ḍng Mến Thánh Giá tại Việt Nam đón nhận Hiến Chương này.

 

Hướng về tương lai gần và xa, Nhóm Nghiên Cứu cưu mang ba dự án :

1. Soạn quyển lịch sử Ḍng Mến Thánh Giá Việt Nam, điều mà Nhóm ôm ấp từ lâu nhưng chưa thực hiện được.

2. H́nh thành một Học viện Liên Hội Ḍng Mến Thánh Giá. Trong tinh thần chuẩn bị, hiện đang có một lớp Bồi dưỡng Thần học Liên Hội Ḍng Mến Thánh Giá, kết hợp với khối Thần học Ḍng nữ của Liên Tu sĩ thành phố.

3. Lập Liên Hiệp Ḍng Mến Thánh Giá, bắt đầu cho tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh và khi thuận tiện cho toàn quốc.

 

Kết luận

 

Những công việc cải tổ, canh tân, thích nghi là những sự cần thiết mà ai ai cũng phải thực hiện liên tục trong cuộc sống. Ḍng Mến Thánh Gia, qua các cuộc cải tổ, vẫn luôn t́m trung thành với ơn Thiên Chúa đă ban mà dấn thân phục vụ Giáo Hội và xă hội chung quanh. Bàn về chuyện này, chúng tôi không thể không thán phục thái độ sáng suốt và hiện thực nơi thừa sai Labartette và giám mục Pigneaux Bá Đa Lộc. Do đó, xin được trích dẫn câu chuyện này hầu kết thúc bài viết của chúng tôi như sau : (16)

 

« Thư gửi linh mục Boiret, ngày 06/01/1791 :

Về các chị nữ tu mới thành lập của chúng tôi, các chị mỗi ngày một đông hơn. Các chị vẫn luôn luôn sốt mến và tuân thủ kỹ càng các luật lệ.

Đây là nguồn gốc và cơ hội thành lập :

Khi tôi vừa đến đây, tôi gặp gần kinh đô Huế quăng hơn một chục phụ nữ lớn tuổi, với một vài chị c̣n trẻ, sống chung với nhau, và người ta gọi các chị là nữ tu. Ḍ hỏi ra th́ tôi thấy họ chẳng có luật lệ nào, chẳng có bề trên cũng chẳng chung nhau của cải chi, mỗi người lo làm bếp nước riêng cho ḿnh. Tôi khuyến khích họ hăy nhận lấy luật ḍng Mến Thánh Giá. Họ không muốn nghe nói tới chuyện ấy, người th́ nại vào tuổi đă cao, người th́ đưa ra lư do này nọ rất là tầm thường. Quăng một ít lâu sau th́ tôi đi lên mấy tỉnh phía Bắc mà nay tôi vẫn c̣n đây. Tôi gặp được nhiều thiếu nữ đ̣i bỏ thế gian mà sống theo luật ḍng. Lúc ban đầu, tôi đă nghĩ là sẽ cho họ một tên gọi khác v́ những thay đổi về luật lệ phải thực hiện. Tôi hỏi ư kiến đức cha Adran (Pigneaux Bá Đa Lộc) th́ ngài không hề phản đối những thay đổi nhỏ mọn mà hoàn cảnh con người và thời gian đă khiến trở nên cần thiết ; nhưng ngài không đồng ư cho ai thay đổi tên gọi của các chị em và vẫn muốn người ta tiếp tục gọi các chị em là Mến Thánh Giá. Các nữ tu hôm nay vẫn c̣n mang tên gọi đó…  

Jean Labartette, linh mục thừa sai ».(17)

 

Đào Quang Toản

(Mùa xuân 2000, Toulouse)

 

Ghi chú

 

1 Xem "Dictionnaire de droit canonique", tome 4, Letouzey et Ané 1949 : "Congrégation monastique" (J.Deshusses) và "Congrégation religieuse" (J.Creusen sj.).

2 Xem A. Gerhards, "Dictionnaire historique des Ordres Religieux", Fayard 1998.

3 Xem A.Launay, "Histoire de la Mission du Tonkin. Documents historiques", Téqui 1927, trang 104.

4 "Annales de la Propagation de la Foi", N.8, 1835, trang 392.

5 "Annales de la Propagation de la Foi", N.19, 1847, trang 316.

6 "Bulletin des Missions Etrangères de Paris", năm 1931, trang 296.

7 "Cựu cha chính" : cha Jean de Courtaulin là đại diện của đức cha Lambert cũng như là cha chính tại địa phận Đàng Trong lúc đó.

8 "Mémoires du Père Vachet" trong Kho Thư Văn của Hội Thừa Sai Paris (sẽ viết tắt là AMEP.), tập 110, trang 185-186.

9 A.Launay, "Histoire de la Mission de Cochinchine. Documents Historiques", tome 1, Paris 1920, trang 253.

10 A.Launay, "Histoire de la Mission du Tonkin. Documents Historiques", Paris 1927, trang 462-463.

11 Đinh Thực, "Các nữ tu Mến Thánh Giá tại Việt Nam", thành phố HCM 1998, trang 148-150.

12 "Sách phép ḍng chị em Mến Câu Rút Đức Chúa Jêsu", bản viết tay vào khoảng năm 1790-1795, lưu giữ tại AMEP., được sao chụp lại trong "Les Amantes de la Croix et l'évangélisation du Vietnam", A. Leveau, (Mémoire de DEA., Paris X, 1996).

13 Nữ tu Mến Thánh Giá tử đạo đầu tiên tên là Maria-Madalêna Nguyễn Thị Hậu (1813-1841), chứ không phải là Lă Thị Hậu như trong quyển "Ḍng Đa Minh trên đất Việt" (quyển Một, trang 204) đă ghi. Có lẽ, lỗi tại tác giả Louvet ("La Cochinchine Religieuse", tome 2) đă viết "La-chi-hau" (trang 123) và "la ba Luu" (trang 492) thay v́ viết rơ ra là "La soeur Hâu" et "La dame Luu" để độc giả dễ hiểu hơn.

14 Về "11 phép cho ḍng" tại công đồng Kẻ Vĩnh năm 1795 và "5 điều đức thày Phước truyền", xem "Phép nhà chị em Mến Câu Rút Đức Chúa Jêsu", Kẻ Sở 1907.

15 Về « Nhóm Nghiên Cứu », phần lớn tài liệu lấy từ bài diễn văn của nữ tu tổng phụ trách hội ḍng Khiết Tâm, chị Hồ Thị Quyết, đọc ngày 2/2/2000 tại ḍng Chợ Quán. 

16 Trích từ « Nouvelles Lettres Edifiantes… », tập 8, Paris 1823, trang 381-383.

17 Linh mục Jean Labartette được phong giám mục hiệu toà Véren năm 1793, phụ tá đức cha Bá Đa Lộc. Sau khi đức cha Bá Đa Lộc từ trần năm 1799, ngài trở nên giám quản tông toà địa phận Đàng Trong.

 

<< >>