Ơn soi sáng tại Annecy
năm 1657 ?
Ngày 28/3/2001
Kính D́ H-T. thân mến,
Lần này đọc
bài của D́, thấy D́ đề cập tới chuyện
Đức cha Lambert được ơn soi sáng lập ḍng
nữ Mến Thánh Giá tại Annecy khi cầu nguyện bên mồ
thánh Phanxicô đệ Salê và thánh Jeanne de Chantal, tôi cũng muốn
t́m hiểu kỹ hơn về chuyện này. Từ lâu tôi vẫn
nghi ngờ chuyện này không có thật.
1. Nhóm Nghiên Cứu :
Trong cuốn sách của
Nhóm Nghiên Cứu tựa « Tiểu sử - Bút
tích... », năm 1998, trang 12 :
« Từ Paris, Cha Lambert tới tĩnh tâm tại Annecy, cầu
nguyện lâu giờ bên mồ Thánh François de Sales và Jeanne
Françoise de Chantal là hai vị sáng lập Ḍng Thăm Viếng.
Ngài được ơn soi sáng để nhận thấy :
« Trong tay Hội
Thánh Công Giáo, linh mục và nữ tu là hai nguồn mạch
tuôn đổ Đức Tin và Đức Ái xuống trên một
đất nước : Linh mục là hiện thân của
ḷng nhiệt thành, liều mạng như một chiến sĩ
xông pha nơi trận tuyến đầy nguy hiểm, c̣n nữ
tu là biểu tượng cho sự trong trắng và kết hợp
đời sống cầu nguyện với công việc bác
ái phục vụ.
« Phần gia nghiệp
của linh mục là chinh phục các linh hồn. Phần gia
nghiệp của nữ tu là thoa dịu những nỗi khổ
đau của tha nhân. Hai sứ mạng của đạo
Công Giáo, trong đó linh mục được lương dân
ngưỡng mộ như một anh hùng. C̣n nữ tu
được họ tôn kính như một thiên thần. Hai
h́nh thức dấn thân phục vụ này liên kết với
nhau, sẽ diễn tả cách viên măn tính năng động
của Kitô giáo, là một tổng hợp huyền nhiệm
giữa sức mạnh và sự dịu hiền, giống
như ngày xưa trên núi Sọ, mẫu người trinh nữ
đă cùng với mẫu người tông đồ tham gia
vào công cuộc Cứu thế. »
Các tác giả cho biết
(chú thích 9) đoạn viết này trích dịch từ :
-
« Annales de la Propagation de la Foi XXVII », trang 89.
-
E.M. Durand : « Les Amantes de la Croix en Indochine », trong
« Les Missions Catholiques 1931 », trang 428.
2. « Annales de
la Propagation de la Foi XXVII », trang 89 :
Bài báo
này xuất bản năm 1855, tại thành phố Lyon (Pháp),
với tựa đề : « Notice sur les missions de la
Cochinchine et du Tonkin ». Trang 89 có viết :
« À
côté du sacerdoce indigène, qui s’enracine au coeur de la nation, et s’enlace à
toutes les affections de famille, toujours le catholicisme se hâte de placer
l’institution des vierges chrétiennes. Dans ses mains, le prêtre et la
religieuse sont les deux sources qui versent sur un pays la foi et la
charité : l’un, qui personnifie le zèle, jette sa vie en soldat aux périls
de la lutte ; l’autre, qui est l’emblème de l’innocence, partage ses jours
entre la prière et le bienfait; à l’un sont échues en héritage les âmes à
conquérir, à l’autre les misères à consoler : double mission, dans
laquelle le premier s’impose à l’admiration des païens comme un héros, et la
seconde, à leur vénération comme un ange. Ces deux genres de dévoûment [sic]
ont besoin de s’unir pour exprimer dans sa plénitude la vertu du christianisme,
mystérieux mélange de force et de douceur, comme autrefois, sur le Calvaire, le
modèle des vierges concourut à la Rédemption avec le
modèle des apôtres. »
Rồi, bài báo nói tiếp :
« C’est à ce souvenir
que paraît emprunté le nom d’Amantes de la Croix, donné aux religieuses
annamites... »
Chúng ta không hề thấy
trong bài báo này một ghi chú nào xác định rơ ràng rằng
đó là ơn soi sáng siêu nhiên mà Đức cha Lambert nhận
được tại Annecy. Hơn nữa, với câu
« C’est à ce souvenir que... », tác giả
cho chúng ta hiểu là tác giả vừa khơi lại một
kinh nghiệm lâu đời trong Giáo Hội là kinh nghiệm
linh mục và nữ tu làm việc bổ túc cho nhau trong việc
rao giảng Tin Mừng. « Kinh nghiệm của một
tập thể » và « ơn soi sáng siêu nhiên cho một
cá nhân » th́ hẳn nhiên là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
3. Émile Marie DURAND (1864-1932) :
Cha Durand có nhiều cảm
t́nh tốt đối với các nữ tu Mến Thánh Giá.
Bài viết của cha đăng trong báo « Les Missions
Catholiques », năm 1931, (trang 421-426), mang tựa đề
« Les Amantes de la Croix en Indochine ». Ở trang 421, cột
số 1, cha Durand viết rơ là Đức cha được
ơn soi sáng siêu nhiên :
« Avant de quitter la
France, l’évêque de Bérythe avait longuement médité, à la Visitation d’Annecy,
au pied des autels, de St François de Sales et de Ste Jeanne de Chantal. Et là,
en pleine
lumière surnaturelle, il lui était apparu qu’entre les
mains de l’Église, « le prêtre et la religieuse sont les sources qui déversent
sur un pays neuf la foi et la charité », et que « ces deux formes de
dévouement ont besoin de s’unir pour exprimer, dans sa plénitude, la vertu du
christianisme, mystérieux mélange de force et de douceur, comme autrefois, sur
le Calvaire, le modèle des vierges concourut à la Rédemption avec le modèle des
apôtres », - « qu’à côté donc du sacerdoce indigène, qui s’enracine
au coeur de la nation, et s’enlace à toutes les affections de famille, toujours
le catholicisme se hâte de placer l’institution des vierges chrétiennes. »
(Cf. Annales de la Propagation de la Foi, 1855, préface).
Cha Durand viết
như trên và cũng cho biết ngài trích dẫn từ báo
« Annales de la Propagation de la Foi, số 27, năm 1855 ».
Theo nhận định
riêng của tôi, lời văn của cha Durand có thể tạo
ra một vài cảm tưởng sai lầm cho độc giả :
-
« Avant quitter la France, l’évêque... » : Đức cha
Lambert tới Annecy, lúc c̣n là linh mục, trên đường
sang Roma, vào cuối mùa hè sang thu năm 1657. Ngài sẽ rời
bỏ nước Pháp (quitter la France) với tư cách giám mục
vào mùa đông năm 1660, tức hơn 3 năm sau ngày hành
hương Annecy.
-
Bài báo của « Annales... » không hề
xác định tác giả đoạn văn, cũng không hề
nói tới Annecy hay một điểm địa lư nào cả.
Dưới ng̣i bút của cha Durand th́ lại khác, độc
giả sẽ hiểu một cách khác. Hay là, báo « Annales
de la Propagation de la Foi » đă quên không xác định
ơn siêu nhiên nơi Đức cha Lambert tại Annecy
chăng ?
Cũng
nên biết thêm rằng cha Durand, trước đó một
năm, đă đăng trong báo « Revue d’histoire des missions »,
năm 1930, xuất bản tại Paris, một bài về Mến
Thánh Giá mang tựa đề : « Les Amantes de la
Croix » (trang 384-404). Trong đó, cha đă trích đẫn lại
nguyên văn bài báo « Annales de la Propagation de la Foi,
1855 ». Cha viết : « Et c’est bien ce que, dès 1855,
relevaient en termes excellents des Annales de la Propagation de la Foi : ‘‘À
côté du sacerdoce indigène... avec le modèle des apôtres.’’... » Cha
Durand nơi đây không hề dùng chữ « ơn soi sáng
siêu nhiên » nào cả.
Tới
đây, có lẽ chúng ta hăy tạm kết luận rằng
« Ơn soi sáng siêu nhiên tại Annecy » nơi Đức
cha Lambert là chuyện do cha Durand tự ư nói ra, dựa theo bài
báo năm 1855 trong « Annales... » tại
Lyon. Tuy nhiên, bài báo « Annales... » này
lại không hề nói rằng đó là ơn soi sáng siêu nhiên
chi cả.
Câu hỏi
nên đặt ra là cha Durand, trong bài báo « Les Missions
Catholiques 1931 », có hơi phóng đại, hơi thần
thánh hóa không, khi viết câu : « Et là, en pleine lumière
surnaturelle, il lui était apparu » ?
4. Adrien LAUNAY
(1853-1927) :
Linh mục
sử gia này xuất bản tại Paris năm 1894 bộ
sách « Histoire Générale de la Société des Missions Étrangères » gồm
3 tập. Trong tập 1, từ trang 141 tới trang146, sử
gia đề cập tới chuyện Đức cha Lambert
thành lập hội ḍng Mến Thánh Giá tại Việt Nam.
Ngài cũng có nói : « Près du prêtre combattant au grand jour, il
[Đức cha Lambert] plaça la religieuse, la vierge priant au fond de son
cloître, se dépensant au chevet des malades, se dévouant à l’instruction des
enfants » (trang 142). Tiếp đó, ngài nhắc lại kinh
nghiệm « trinh nữ » trong xứ Roma cổ, xứ
Gaule, xứ miền Đông Nam Á Châu với Phật giáo, cùng
một vài tên các Giáo phụ (Tertullien, Cyprien, Grégoire, Ambroise)
đă ca tụng các trinh nữ.
Sử
gia Launay hoàn toàn không nói chi tới « ơn soi sáng
Annecy » cả.
Trong các
cuốn về xứ Cochinchine, Tonkin và Siam, nhân chuyện lập
ḍng Mến Thánh Giá, ngài cũng không hề nói tới
« Ơn soi sáng tại Annecy ».
Nơi
các tác giả khác đă nói tới Đức cha Lambert
như Henri de Frondeville, Henri Sy, Henri Chappoulie, Jean Guennou,
Bernard Jacqueline và Guy-Marie Oury cũng chẳng hề có chuyện
« Ơn soi sáng tại Annecy » này. (Theo những chi tôi
đọc được).
Năm
1961, trong luận án về giáo luật (Roma, Pontifica Universitas
Gregoriana), linh mục Gioakim Đinh Thực trích dẫn
đoạn văn của báo « Annales de la Propagation de la
Foi » với lời giới thiệu riêng của ngài
như sau : « Il [Lambert de la Motte] s’y est recueilli pendant
plusieurs heures, devant l’autel de Saint François de Sales et de Sainte Jeanne
de Chantal, la co-fondatrice avec Saint François des Soeurs de la Visistation.
Dans ce sanctuaire, illuminé par la grâce il a établi qu’ ‘‘à côté du sacerdoce
indigène... avec le modèle des apôtres.’’... » (trang
23-24).
Khi cha
Đinh Thực phỏng dịch luận án của ngài ra tiếng
Việt (tháng 10 năm 1994), ngài viết : « Trong thánh
đường này, vị giám mục đă được
ơn soi sáng và đă xác định rằng bên cạnh hàng
linh mục bản xứ (...) đạo công giáo vốn mau
chóng thành lập Ḍng nữ... »
5. Tài liệu viết
tay trong Archives des Missions Etrangères de Paris, tập 122,
« Vie de Mgr Lamothe Lambert. Evêque de Béryte » :
Trên
đường sang Roma vào năm 1657, Đức cha Lambert dừng
chân tại Lyon và Annecy. Sau đây là nguyên văn đoạn
kể lúc ngài ở Lyon và Annecy (tiếng Pháp thế kỷ
17) :
« Il
receut à Lion des lettres qu’on luy avoit escrittes de Paris pour luy donner
avis qu’il estoit l’un des trois Evesques dont on avoit dessein de faire
présenter les noms au Pape et se regardant désormais comme dépendant de la
conduite de ceux qui luy escrivoient, il crut qu’il devoit attendre leurs
ordres sur son voyage de Rome esperant qu’ils s’accorderoient avec ceux de son
Directeur avant que de les recevoir, il eut le temps de contenter sa piété
auprès du coeur de st Francois De Sales qui repose dans celui des deux
Monastères de la Visitation de cette grande ville où ce st Prélat a rendu
l’esprit.
« Et après avoir fait un
tour à la Grande Chartreuse, à Nostre Dame de Mians et à Nostre Dame d’Arby en
Savoye ; après avoir séjourné quelques jours à Annessy (Annecy) où il
visita le corps du st Evêque dont il n’avoit encore honoré que le coeur, et où
il connut plusieurs ames d’une Eminente oraison, d’une innoncence achevée, et
d’une austère pénitence dans les deux Monastères qui reconnaisoient ce Grand St
pour Fondateur, après avoir passé quelques heures à Genève pendant lesquelles
il fut dans les Eglises où l’on fait le Presche pour s’offrir à Dieu en qualité
de victime en union avec Nôtre Seigneur J-C. pour réparer tous les outrages
qu’il souffroit, et qu’il souffre encore dans cette malheureuse Babylone, il
retourne à Lion... » (trang 85 và 86).
Như vậy, trong tài
liệu lịch sử quan trọng nhất về tiểu
sử Đức cha Lambert trên đây, thực hiện quăng
năm 1685, không hề đề cập tới chuyện
siêu nhiên nào cả.
6. Tóm tắt lại :
Để có cái nh́n tổng
thể về chuyện vừa nêu ra, tôi xin ghi lại các thời
điểm như sau :
-
Cuối mùa hè
năm 1657, Đức cha Lambert dừng chân kính viếng mộ
thánh Phanxicô đệ Salê và thánh nữ Jeanne de Chantal tại
Annecy.
-
Năm 1685, tập
tiểu sử Đức cha Lambert được thực
hiện tại Paris.
-
Năm 1855,
báo « Annales de la Propagation de la Foi » (tại Lyon) tŕnh
bày việc Đức cha Lambert lập ḍng Mến Thánh Giá tại
Việt Nam.
-
Năm 1894,
cha Launay xuất bản bộ sách « Histoire Générale de la
Société des Missions Etrangères ».
-
Năm 1931,
cha Durand viết bài trên báo « Les Missions Catholiques » nói
Đức cha Lambert được ơn soi sáng siêu nhiên tại
Annecy.
-
Năm 1996,
Nhóm Nghiên Cứu dịch bản văn của cha Durand ra tiếng
Việt.
-
7. Điều c̣n phải
làm :
1, Để hiểu
rơ chuyện này hơn, tôi rất muốn t́m đọc lại
tài liệu viết tay của cha Vachet tại Paris nói về
cuộc đời Đức cha Lambert, tài liệu c̣n nằm
trong Archives des Missions Étrangères de Paris (tập 110).
2, Tôi cũng muốn
t́m đọc lại các tác phẩm của thánh Phanxicô đệ
Salê, xem có đoạn văn nói về linh mục và nữ
tu tương tự như trong báo « Annales... » không ?
3, Rồi
đương nhiên, tôi cũng ṭ ṃ nóng ḷng chờ xem bà sử
gia Buzelin, mà Missions Étrangères de Paris đang bỏ tiền ra
để nhờ bà lo viết tiểu sử Đức cha
Lambert, sẽ nói sao về chuyện này khi bà xong công việc
xuất bản của bà.
Nhưng thực t́nh mà
thú nhận, tôi gặp một ít khó khăn về thời giờ
và khả năng vật chất, hầu làm được
những thứ ḿnh muốn, theo ư riêng ḿnh.
Tôi vẫn nghi ngờ
rằng chuyện « Ơn soi sáng siêu nhiên tại
Annecy » mà Đức cha Lambert nhận được là
chuyện cha Durand đặt ra và sau đó luận án của
cha Đinh Thực cùng Nhóm Nghiên Cứu lập lại.
Nhưng tôi chưa thu tập đủ các dữ kiện lịch
sử để quả quyết. D́ đang tiến tới
tiến sĩ, chắc chắn khả năng khoa học của
D́ không có tầm thường, nếu D́ giúp soi sáng cho tôi
thêm về chuyện này th́ tôi sẽ cảm ơn D́ lắm.
Kính chúc D́ Mùa Chay sốt
mến và hy sinh chịu khó để công việc nghiên cứu
tiến triển tốt đẹp !
P.J.D.
2001