Vài trích dẫn

để suy nghĩ về Đức cha Lambert

 

 

 

Ngă ngựa :

(Tại Rouen, thời làm việc tại Toà án).

« Theo tính tự nhiên, ngài thích được trọng vọng, nhưng Thiên Chúa đă giúp ngài thoát khỏi tính háo danh qua một tai nạn do bất cẩn. Ngài đă vui vẻ lợi dụng nó để thắng vượt tính tự nhiên ḿnh. Đó là vào ngày ngài được mời đến dự buổi hội họp để kư giấy hôn thú cho một người bà con sống ở Rouen. Ngài cưỡi ngựa, ăn mặc rất tề chỉnh. Không hiểu sao con ngựa đă sợ hăi lồng lên hất ngài ngă xuống một con suối nhỏ làm ngài dơ bẩn từ đầu tới chân. Trong giây phút đó, ngài chợt nhớ đến chuyện thánh Phaolô ngă ngựa, và tự bảo ḿnh : Thật bẽ mặt cho tính háo danh của ngươi nhé ! Rồi ngài can đảm cứ để vậy đi đến nơi hội họp.

Sau lần chiến thắng được bản thân đó, ngài gần như không c̣n cảm thấy khó khăn nữa khi thực hành các nhân đức. Với ḷng tri ân Thiên Chúa về ân huệ vừa lănh nhận được, ngài càng thêm quyết tâm tận hiến trọn vẹn cho Chúa, không giữ lại, không bớt xén chút ǵ. » (Brisacier, 12-13, Amep, tập 122).

 

Vô cảm :

(Thời lo Trung Tâm Xă Hội).

« Ngài đă tránh xa những lời khen ngợi thường xuyên của những nhân vật thế giá nhất. Không có ǵ ngài không làm để trốn những lời ca tụng.

Ngài tự đặt ra quy luật bất khả xâm phạm là không bao giờ nói ǵ về những công việc ḿnh đă làm hoặc những ân sủng ḿnh đă nhận, ngay cả những lời đă khuyên ai, thậm chí cả những ư kiến trong những cuộc thảo luận, hoặc những đóng góp vào công việc phục vụ Thiên Chúa và đồng loại. Mặc dầu ngài yên lặng, người ta vẫn khám phá ra điều ǵ đó và khen ngợi ḷng nhiệt t́nh cũng như đức hạnh của ngài. Những khi ấy ngài cố sức vượt lên chính ḿnh, đến mức độ vô cảm cao nhất.

Ngài phân ra ba mức độ vô cảm :

- mức độ thứ nhất là nghe người ta nói tốt cho ḿnh mà cứ như việc đó không liên quan ǵ đến ḿnh, hoặc như người ta không nói ǵ hết ;

- mức độ thứ hai là không kể lại cho ai điều đă nghe được, mà tống táng nó vào cơi quên lăng muôn đời ;

- và mức độ cuối cùng là tự thâm tâm nhận biết ḿnh chỉ là kẻ hèn mạt đáng khinh nhất trên thế gian, đồng thời bên ngoài không biểu lộ ra cảm xúc nào.

Ngài tự xem ḿnh chưa thực hành một cách hoàn hảo ba bài học mà ngài được soi sáng.

Ngài luôn như người chịu đóng đinh ở nội tâm. Ngài thường nói là một con người chiêm niệm tự hài ḷng đến đâu đi nữa cũng không thể vui vẻ được, không chỉ v́ người ấy thấy hiếm có tâm hồn được tràn đầy ân sủng và hầu như tất cả mọi người đều không biết đến đời sống Đức Tin tinh tuyền, mà c̣n bởi v́ khi xem xét t́nh trạng tâm hồn bản thân, người ấy thấy nó c̣n nô lệ cho lắm bất trung và khốn khổ khiến người ấy phải rên siết không ngừng. » (Brisacier, 112, Amep, tập 122).

 

Chết đuối hụt :

(Hành tŕnh trên đất Xiêm)

Đức cha kể lại rằng :

« Mọi sự đă sắp sẵn xong để lên đường đi tới kinh đô vương quốc Xiêm La mà tiếng địa phương gọi là Judia [sic], c̣n chúng tôi th́ gọi là Xiêm. Các thừa sai rời Tenasserim ngày 30 tháng 6 đi Jalingua trên ba chiếc xuồng nhỏ, có mái lá che trên đầu. Mỗi chiếc xuồng có ba ông lái chèo mà chúng tôi thuê khoảng 12 đồng ê-cu một chiếc. Phải lo ăn uống và ngủ nghỉ ngay trên thứ xuồng đó, v́ không thể qua đêm trên đất liền được, bởi toàn là rừng rú đầy cọp beo, cá sấu và các giống thú dữ ăn thịt khác nữa. Chúng tôi tới được Jalinga vào ngày mùng 6 tháng 7 tiếp đó. Chuyến đi này được hạnh phúc v́ con xuồng chở giám mục Béryte và thừa sai Deydier bị đắm (Ce voyage fut heureux aux missionnaires par le naufrage que fit le bateau où étaient Mgr de Béryte et M. Deydier). Đó là lúc ngang qua một đoạn sông mà ḍng nước chẩy rất xiết. Hai chiếc xuồng kia đă qua khỏi được một hồi rồi ; nhưng con xuồng này th́ lại không sao vượt qua được, liền bị cuốn theo ḍng nước và bị đập vào một thân cây khô ngă nằm trên mặt sông. Giám mục Béryte, chẳng hề biết bơi biết lội, tự cứu lấy mạng ḿnh bằng cách bám vào mà leo lên ngồi vắt ngang hai chân trên cây khô đó như thể một người đang cưỡi ngựa đi vậy. Rồi cứ ngồi chết ở đó cho tới khi người ta tới cứu đưa xuống. Cùng với thừa sai Deydier, ngài tọa đấy mà ngắm con xuồng của ḿnh bị cuốn vào vực sâu. Sau, có một con xuồng trên đường trở về Tenasserim ghé tới, và chúng tôi thuê đi Jalinga chỉ c̣n cách đó ba hay bốn giờ đồng hồ. » (« Kư Sự », Amep, tập 121, trang 628).

 

Bị đ̣n tên say rượu :

(Trên hành tŕnh tới Xiêm La).

Ngày 29.07.1662, Đức cha Lambert bị đ̣n của một tên say rượu. Ngài kể :

« Chúng tôi lên đường ngày 29 tháng 7. Phải quen với những loại xe ở địa phương này là những cỗ xe do ḅ kéo. Chúng tôi thuê 5 cỗ xe như vậy, với giá là 10 đồng ê-cu một cỗ xe, để đưa chúng tôi tới Pipely. Hồng ân mà giám mục Béryte nhận được từ Thiên Chúa vào hôm đó thật là lớn khiến phải kể ra với các bạn hữu. Nhân có chuyện ẩu đả xảy ra giữa người thông dịch, các tay đánh xe của các thừa sai và các tay đánh xe say rượu khác. Những tên say rượu này không muốn để cho các xe chở các thừa sai được đi qua đó. Giám mục Béryte muốn tới giàn xếp chuyện lộn xộn, đă bị một tên say giáng cho ba cú gậy to. Ngài đă chấp nhận lấy cách vui vẻ đến rơi nước mắt ra (il eut complaisance et joie jusqu’aux larmes), v́ ngài đă nhận lănh theo ư muốn của Đấng Quan Pḥng và ngay trong lúc thi hành ơn gọi của ḿnh. » (« Kư Sự », Amep, tập 121, trang 629).

 

Như chết đi trong ḷng :

Tại Juthia, quăng tháng 4 năm 1663, nghe tin Đc Pallu và nhóm thừa sai Pháp theo ngài sắp tới đất Xiêm, Đc Lambert liền xin giấy thông hành sẵn và sai cha Bourges đem tới Tenasserim đón chờ trước. Ở nhà, Đc Lambert và cha Deydier quyết định sẽ sai cha Bourges trở lại châu Âu, c̣n hai ngài th́ đi Trung Hoa. Sang tháng 7, cha Bourges vẫn chưa trở lại Juthia, trong khi con tàu sắp trẩy đi Trung Hoa. Đc Lambert viết lại tâm t́nh của ngài lúc đó trong trang « Kư Sự » rằng :

« Người bạn đồng sự rất yêu quư không về kịp thời để có mặt vào lúc các con tàu trẩy đi, điều khiến chúng tôi phải suy nghĩ bàn bạc rất nhiều, tại v́ thật là như chết đi trong ḷng lúc phải xa nhau mà không nh́n thấy nhau, không chuyện tṛ được với nhau về cuộc hành tŕnh của ngài trở lại châu Âu, mà ngài chưa hề được thông báo cho biết. » (Amep, tập 121, trang 645).

 

Tại Đàng Ngoài 1669-1670 :

- « Vị chủ chăn cần thận trọng và tự buộc phải biết nhượng bộ những quyền lợi của ḿnh, vào thời kỳ khó khăn, hầu lo việc của Chúa và của Giáo Hội được tốt đẹp hơn. » (Kư Sự, 116, Amep, tập 677, trang 200).

- « Các tu sĩ là để giúp đỡ Giáo Hội, chứ không để cai quản Giáo Hội. » (Kư Sự, 117, Amep, tập 677, trang 201).

 

Ư vua, ư Chúa :

(Tại Ajuthia, ngày 21.5.1674)

« Vua Xiêm đồng ư cấp giấy thông hành cho Đc Pallu sang Đàng Ngoài và cho mượn 6 cỗ sùng đại bác bằng đồng, cấp thuốc súng và đạn, với tất cả ḷng hào hiệp. C̣n đối với Đc Lambert, nhà vua cho biết là nhà vua sẽ rất vui mừng nếu Đc ở lại trong vương quốc. Tuy vậy, v́ nhà vua không muốn dùng áp lực lên Đc, nhà vua đă sai một vị quan tới tuyên bố cho Đc biết chiều hướng của nhà vua, đồng thời cho Đc hiểu rằng ngôi thánh đường sắp được xây lên là do bởi ḷng vua yêu kính Đc, và việc Đc ở lại đây là điều hệ trọng để bảo tồn bang giao bằng hữu với vua nước Pháp, mà nhà vua Xiêm muốn gửi một sứ bộ sang đó sớm nhất có thể.

Đc Laneau và cha Courtaulin cố gắng thuyết phục Đc Lambert nhận cuộc hành tŕnh sang Pháp, v́ lư do những sứ bộ mà cuộc truyền giáo có thể đón nhận, [nghĩa là các thừa sai sẽ có thể tạo nên những bang giao giữa các nước với nhau] và cơ hội sứ bộ của vua Xiêm sang Rôma và sang Pháp rất thuận tiện cho chuyện trên.

Đc Lambert trả lời rằng ngài biết rơ là ngài được sai sang xứ Đàng Trong, nhưng ngài không biết Chúa đ̣i hỏi ngài đi Pháp, hay ở lại đây ; và là chuyện nguy hiểm khi lo công việc mà ḿnh không biết chắc thánh ư của Chúa về việc đó. » (« Nhật Kư », Amep, tập 877).

 

Tham khảo ư kiến :

(Tại Ajuthia).

Đức cha Pallu đến hỏi ư kiến Đức cha Lambert về chuyến đi sắp tới của ḿnh sang xứ Đàng Ngoài. Đc Lambert cầu nguyện Chúa cho Đc Pallu, sau đó mới xin Đc Pallu cho biết ngài nghĩ ǵ về chuyến đi đó. Đc Pallu trả lời :

« Tôi nghĩ ḿnh sẽ phạm một sự bất trung, nếu có dịp đi mà lại không chịu đi. »

Nghe thế, Đc Lambert đă không dám đề cao ánh sáng riêng của ḿnh lên ánh sáng của Đc Pallu. Theo ánh sáng riêng của Đc Lambert, th́ nay đă quá trễ để lên đường ra đi và là tự đặt ḿnh vào nguy hiểm đương nhiên sẽ bị băo tố đắm tàu. Đc Lambert suy nghĩ là việc này liên quan đặc biệt tới Đc Pallu ; mặt khác, Đc Pallu trong chuyện này đă đặt ḿnh vào sự may rủi, v́ t́nh yêu tinh tuyền đối với Thiên Chúa và với bổn đạo của ngài. Ngài có thể đă tin tưởng rằng Chúa nhân lành sẽ bù đắp mọi sự xem ra phản lại với lư trí con người. 

(theo Nhật Kư ngày 24.07.1674).

(Ngày 21.08 sau đó, Đức cha Pallu lên tàu rời Xiêm sang Đàng Ngoài, bị băo đưa vào Phi Luật Tân, và người Tây Ban Nha bắt ngài giải về toà án tại triều đ́nh Madrid.)

 

Chia tay lần cuối :

« Ngày 12.8.1674.- Đc Lambert dẫn kèm Đc Pallu đi suốt hai dặm đường, trong ṿng hai giờ đồng hồ, cùng bàn luận với nhau công việc truyền giáo. Rồi họ ôm hôn nhau và cùng hẹn cầu nguyện hy sinh cho nhau. » (« Nhật Kư », Amep, tập 877).

(Rồi Đc Pallu lên đường rời Xiêm La. Đc Lambert sẽ qua đời ngày 15.6.1679. Măi ba năm sau, ngày 04.7.1682, Đc Pallu mới có dịp trở lại Juthia).

 

Cảm tính :

Nhân một chuyện tranh chấp giữa hai cha ḍng Phanxicô, Đc Lambert nhận xét về các tu sĩ tại Juthia :

« Ngày 29.10.1674.- Tất cả các tu sĩ khốn khổ này chỉ nghĩ tới thỏa măn cảm tính đam mê của ḿnh, tới việc gây sự và nói ngược lại các giám mục, chẳng hề ưu tư chi về gương mù gương xấu, và về sự thiệt hại cho đạo. » (« Nhật Kư », Amep, tập 877).

 

Mai :

Ngày Tết Nguyên Đán tại Juthia, 24.01.1675, Đc Lambert ghi nhật kư : « Chúng tôi đă cho phép các Việt kiều có đạo được trồng cây mai (« leur may ») trước cửa nhà để mừng đầu năm mới của họ, mà họ lại cứ muốn đặt thêm một cây thánh giá để tỏ ra ḿnh có đạo, mặc dù chúng tôi nào có bắt buộc họ làm điều ấy. » (« Nhật Kư », Amep, tập 877).

 

Đau buồn lắm :

« Ngày 27.2.1675- Chuyến tàu từ Macao đến cho biết tin Đc Pallu đă cập vào Manila, bị bắt vào tù ở đó để sẽ bị dẫn độ về Tây Ban Nha. Tin này khiến các thừa sai đau buồn lắm. » (« Nhật Kư », Amep, tập 877).

 

Rời Xiêm sang Đàng Trong :

« Ngày 28.7.1675.- (Tại giáo xứ Băng Cốc). Đc Lambert ra bến tàu, sau khi đă phó thác toàn bộ công cuộc truyền giáo Xiêm La cho Đức Nữ Rất Thánh Đồng Trinh trước h́nh ảnh của Người đặt trong nhà thờ Vô Nhiễm Nguyên Tội. » (« Nhật Kư », Amep, tập 877).

 

Sợ ông sư :

(Chuyến đi Đàng Trong năm 1675).

Trên biển, sau gần một tuần lễ, con tàu không tiến được bao nhiêu do không có gió thuận, tuy nhà sư người Hoa trên tàu hằng ngày vẫn khấn vái cầu cho có gió. Và Đc kể rằng :

« Ngày 08.8.- Chúng tôi quyết định sẽ cầu xin Chúa ban cho chúng tôi được gió thuận hơn, sợ rằng nhóm thủy thủ của tàu sẽ cho là lỗi tại chúng tôi nên không có gió thuận và cho là tại chúng tôi gây ngăn trở việc cúng vái của nhà sư nên ông ta chẳng xin được cơn gió nào cả. » (« Nhật Kư », Amep, tập 877).

 

Ngày 15 tháng 8 trên biển :

(Chuyến đi Đàng Trong năm 1675).

« Ngày 14.8.- Các nhân viên trên tàu xin chúng tôi cầu Chúa cho gió thuận. Chúng tôi hứa với họ là sẽ nhờ lời bầu cử của Rất Thánh Đồng Trinh, Mẹ Chúa Giêsu Kitô, là Thiên Chúa và là con người, mà họ gọi là « Ba Ly » và họ nói rằng Bà ta không có cha nào khác hơn là Trời. Họ có một tấm ảnh của Bà mà họ đưa ra cho chúng tôi xem và họ sùng kính Bà một cách đặc biệt.

« Ngày 15.8.- Gió nổi lên mạnh mẽ đến nỗi người ta chẳng dám giương hết các cánh buồm ra. Chúng tôi tin rằng đă nhờ ơn của Rất Thánh Đồng Trinh, là Người đă xin cùng Chúa cho chúng tôi ân huệ này. » (« Nhật Kư », Amep, tập 877).

 

Lời khấn nữ tu :

Ngày 13.12.1675, tại xứ Bầu Tây (Quảng Ngăi), Đc nhận lời khấn của 4 trinh nữ. Và chính tay ngài ghi lại công thức khấn như sau :

« toi la Anna tlăo tai duc thai ca vispo khan hua cu duc chua bloi giu minh dou tling tú den khi chet va o cu chi em lam moi su chung. »  (« Nhật Kư », Amep, tập 877).

 

Kẻ bỏ người thương :

(Tại Juthia)

« Ngày 26.6.1676.- Chúng tôi tiếp tục đọc thư [từ Âu gửi sang]. Chúng tôi nhận biết rằng các cha ḍng Tên tại Pháp đă lấy ḷng được các bạn hữu của chúng tôi tại chủng viện ở Paris, và các bạn hữu đă sẵn sàng, vào ngày nào đó, tuyến bố chống các đại diện tông toà, nghĩa là họ theo phe các cha ḍng Tên. 

Chúng tôi c̣n đọc được những thư khác nhiều an ủi. Các đức hồng y Azolini, Ottobona và Bona đă nhờ Đc Pallu đang ở Rôma nói lại với Đc Bêryte rằng các đấng sẽ ủng hộ ngài và sẽ t́m cách sửa chữa những chia rẽ trong Giáo Hội do các thừa sai ḍng Tên gây ra. » (« Nhật Kư », Amep, tập 877).

 

Ngày 28 tháng 01 :

Đc Lambert đang tĩnh tâm 40 ngày tại giáo xứ Vô Nhiễm ở Băng Cốc. Ngài viết :

« Ngày 28.01.1677.- Tôi nh́n thấy hôm nay chính là ngày tôi chào đời. Tôi tạ ơn Chúa đă ban đời người (lêtre = hữu thể) mà tôi nhận được từ Ngài (de l’être quon a reçu de lui), và cầu xin Chúa hăy sử dụng con người tôi, bằng hành động trực tiếp của Ngài, vào những ǵ là ích lợi nhất cho danh Chúa và cho việc hoán cải các linh hồn. Và để đạt được hồng ân trọng đại đó từ ḷng nhân lành của Chúa, tôi đă dâng hy lễ bàn thánh. » (« Nhật Kư », Amep, tập 877).

 

Bữa cơm huynh đệ :

(Tại Juthia)

« Ngày 10.6.1677.- Các Đc cho mời ba cha ḍng Đa Minh người Bồ Đào Nha tới dùng bữa cơm chung, để thắt chặt sự hiệp nhất và để làm những công việc của Chúa được tốt hơn. » (« Nhật Kư », Amep, tập 877).

 

Áo cà sa :

« Ngày 22.9.1677.- Chúng tôi đă bàn luận xem chúng tôi có thể mặc áo của một vị sư và rao giảng phúc âm trong tư thế đó không, lư do là v́ những điều thiện hảo lớn lao từ đó mà đến về việc hoán cải các linh hồn. Và [chúng tôi đă bàn luận] xem chúng tôi phải để cho người dân Xiêm mặc bộ áo này không, khi Chúa ưng cho họ trở lại đạo. Về điều trên, giám mục Bêryte đă thuận ư khi ngài trả lời cho giám mục Métellopolis là người đă hỏi ư kiến ngài về việc này.

« Ngày 23.9.- Chúng tôi c̣n bàn luận sâu rộng đến cùng vấn đề hôm qua và chúng tôi đă giữ vững cũng ư kiến [hôm qua].

« Ngày 30.9.- Chúng tôi nhận được thư của giám mục Métellopolis [đang ở Băng Cốc] cho biết ngài đă rửa tội, hôm chúa nhật, một phụ nữ và dạy dỗ nhiều tân ṭng, trong số đó có các nhà sư. Ngài rất phấn khởi khi biết ư kiến của giám mục Bêryte đă gửi đến về vấn đề y phục các nhà sư, [theo đó] người ta có thể để cho họ mặc y phục này sau khi chịu phép rửa tội, và các thừa sai có thể mặc y phục nhà sư khi họ có nhiều hy vọng sẽ đem lại hiệu quả [trong việc truyền giáo]. » (« Nhật Kư », Amep, tập 877).

 

Khoan dung :

« Ngày 16.01.1678.- Chúng tôi có tin tường tận về cuộc sống bê tha của nhiều giáo sĩ và một vài tu sĩ ở khu người Bồ Đào Nha [tại kinh đô Xiêm La]. Nhưng sau khi suy nghĩ kỹ càng, chúng tôi tin rằng phải khoan dung với điều mà chúng ta không thể ngăn cấm được, ít nữa là không gây ra gương xấu lớn về tôn giáo. (Il fallait tolérer ce quon ne pouvait empêcher). (« Nhật Kư », Amep, tập 877).

 

Ăn thịt :

Có một nhà sư Phật giáo Việt kiều muốn theo đạo, đă bỏ chùa vào ở trong chủng viện thánh Giuse tại Juthia. Đc kể :

« Ngày 26.5.1678.- Người ta nói chuyện rằng nhà sư của chúng tôi muốn thề hứa không ăn thịt ăn cá, như nhiều vị sư bên Trung Hoa đă giữ v́ tôn thờ ngụy thần của họ đến thà chết chứ không chịu ăn. Hôm nay, chúng tôi đă nói nhà sư của chúng tôi hăy ăn thịt, và ông ta đă ăn thịt lúc chiều nay. » (« Nhật Kư », Amep, tập 877).

 

Như kẻ đă chết :

« Ngày 21.07.1678.- Đc Lambert được tin rằng các kẻ thừa tự của ngài [bên Pháp] đă chia chác với nhau tài sản của ngài mà không hề có lệnh của ngài và họ tự ư ban quyền riêng cho họ. Đc chúc tụng Chúa khi thấy người ta đối xử với ngài, ngay lúc c̣n sống, như là một kẻ đă chết vậy. » (« Nhật Kư », Amep, tập 877).

 

Ḍng nhật kư cuối cùng :

« Ngày 15.08.1678.- Quan tể tướng cho người đến xin một thừa sai Pháp tới tham dự và cho ư kiến về một phiên xử quan trọng giữa hai người có đạo. Chúng tôi cáo lỗi v́ là một trong những ngày lễ trọng thể nhất trong năm. » (« Nhật Kư », Amep, tập 877).

 

Di chúc :

« Điều Một.- Tôi ao ước sống và chết trong niềm tin của Hội Thánh công giáo, tông truyền và Rôma, và trong sự vâng phục trọn vẹn đối với Đức Thánh Cha.

« Điều Hai.- Tôi lưu lại cho nhà thờ của quư cha ḍng tên ở Macao, để chứng tỏ t́nh cảm mà tôi dành cho quư cha, tượng Thánh Giá mà bào đệ của tôi đă trối lại cho tôi mấy ngày trước khi qua đời. », (« Di chúc », Amep, volume 8, trang 150).

 

< >