Ḷng sùng kính thánh Giuse nơi đức cha Lambert de la Motte.

(mars 2007)

 

« Đức Cha Lambert de la Motte, Giám mục Tông toà [sic] đầu tiên của Đàng Trong đă chọn Thánh Cả Giuse là Bổn mạng ḍng Mến Thánh Giá, nhiều cơ sở do Đức Cha thành lập, cũng như cho các Giáo phận Đàng Ngoài, Đàng Trong và Đông Á, với ư thức tiếp nối và trân trọng công tŕnh của cha Đắc Lộ, người được coi như vị sáng lập chính của Đàng Ngoài. Chính vị thừa sai Ḍng Tên này khi đến Cửa Bạng Thanh Hoá ngày 19.3.1627 đă gọi nơi này là "Cửa khẩu Thánh Giuse". » (Quang Tiến, Nha Trang).

 

Ông bạn ấy rất chịu khó viết bài suy niệm đạo đức gửi cho các cựu chủng sinh Sao Biển chúng tôi, gần như mỗi ngày. Hôm lễ thánh Giuse qua, ông bạn gửi bài, có nhắc tới Đc Lambert như trên. Đọc xong, 24 giờ sau, tôi mới thầm cám ơn ông bạn trường xưa đă gợi hứng cho tôi suy nghĩ về 2 điều này : ḷng sùng kính thánh Giuse nơi Đc Lambert và vấn đề « tiếp nối và trân trọng công tŕnh của cha Đắc Lộ ».

Lần này, tôi chỉ nói về điều một thôi. C̣n điều hai liên quan tới cha Đắc Lộ, xin chờ dịp khác, v́ xem ra điều hai này hơi rắc rối, không có giản dị như ông bạn chúng tôi, như tôi, và như nhiều người công giáo Việt Nam vẫn thường nghĩ đâu.

Ḷng sùng kính thánh Giuse bắt đầu phát triển tại các xứ Tây phương công giáo vào thế kỷ thứ XV. Thánh nữ Têrêsa thành Avila (+1582) đă góp phần rất lớn vào sự phổ biến ḷng sùng kính này. « Mọi sự tôi cầu xin cùng thánh Giuse, Ngài đều ban cho tôi », nữ thánh tiến sĩ ḍng kín Carmel đă từng tuyên bố như vậy. Tới năm 1621, đức giáo hoàng Grêgôriô thứ XV đă đặt lễ kính thánh Giuse vào lịch phụng vụ của Giáo Hội : ngày 19 tháng 3. Và, chúng ta hăy chú ư : Đc Lambert chào đời năm 1624, tức chỉ ba năm sau quyết định quan trọng trên. (Tuy nhiên, măi tới năm 1962, tên thánh Giuse mới được ghi vào trong Kinh Nguyện Thánh Thể số I).

Rồi như ông bạn chúng tôi vừa nhắc, năm 1627, cha Đắc Lộ, « vị thừa sai Ḍng Tên này khi đến Cửa Bạng Thanh Hoá ngày 19.3.1627 đă gọi nơi này là ‘‘Cửa khẩu Thánh Giuse’’ ». Năm 1627 là 6 năm sau ngày đặt lễ thánh Giuse vào lịch phụng vụ.

Và đây Đc Lambert, với tâm hồn một người công giáo Tây phương sùng kính thánh Giuse, ngài sẽ tôn kính thánh nhân ra sao khi lên đường truyền giáo ?

Linh đạo của Đc Lambert hoàn toàn đặt trọng tâm vào Đức Giêsu Kitô, theo truyền thống thánh Phaolô tông đồ. Mà truyền thống thánh Phaolô th́ không bao giờ đề cập đến thánh Giuse. Ḷng sùng kính thánh Giuse nơi Đc Lambert có lẽ do bầu khí đạo đức phổ thông thời đó mà nẩy sinh ra, và rất có thể c̣n phát triển thêm do ngài gần gũi với truyền thống ḍng kín Carmel vốn rất tôn kính thánh Giuse. Nói ǵ đi nữa, phải nhận là ngài rất tôn sùng tin tưởng thánh Giuse.

 

Nào, xin mời lên đường truyền giáo với tân giám mục hiệu toà Bêrytê, 36 tuổi, rời nước Pháp năm 1660.

 

Tới kinh đô xứ Xiêm La là Ajuthia ngày 22.8.1662, Đc Lambert và 2 linh mục thừa sai người Pháp, mà tên gọi Việt Nam là Gia và Phan, tới tạm trú tại khu phố người Bồ Đào Nha. Đc Lambert muốn sang Trung Hoa, nhưng phải điên lắm th́ mới đi Biển Đông vào sau tháng 8. Thôi th́ ngài đành phải nằm chờ đó, tranh thủ thời gian lo học tiếng Tàu và tiếng Việt. Nhân đó, ngài tiếp xúc với nhóm Việt kiều tại Ajuthia, sống thành một khu phố riêng, có đến cả trăm người, đàn ông đàn bà, già trẻ lớn bé, trong đó có khoảng 40 người có đạo, kể cả ông khu trưởng. Đc mừng lắm, lo dạy dỗ cho kẻ có đạo, rao giảng cho kẻ chưa có đạo. Tới ngày 21 tháng 1 năm sau là năm 1663, ngài rửa tội một Việt kiều đầu tiên là anh thanh niên 30 tuổi, ngài đặt tên thánh cho anh là Giuse. Vâng, là Giuse ! Và Đc nói về anh Giuse ấy rằng :

« Ơn Chúa có vẻ thật lớn nơi anh, và anh càng ngày càng tiến bộ trên đường nhân đức »(1).

Và ngài không ngần ngại cho biết ư kiến cách âu yếm rằng :

« Người tín hữu đầu tiên của chúng tôi, anh Giuse, thật đáng được ca ngợi. Ngày nọ, lúc c̣n đang học đạo, anh đến thụ huấn, nhưng không t́m được đ̣ qua con sông rộng, anh bèn nhẩy ngay xuống bơi thẳng sang bờ bên này []. Cái hồn nhiên và cái giản dị nơi anh đă thể hiện ra quăng hai tháng sau ngày rửa tội, lúc anh đến xin xưng tội. Một trong các cha thừa sai vừa cười vừa hỏi anh phạm những tội nào, anh thưa không có phạm tội nào lớn cả, chỉ có phạm những tội nhỏ nhỏ thôi. Và khi vị thừa sai cắt nghĩa cho anh thấy rằng anh chẳng có phạm tội nhỏ nhỏ nào cả, th́ anh lấy làm tiếc rằng đă nói ra như trên »(2).

Đc Lambert thương những người Việt kiều này lắm. Ngài bỏ tiền ra cho dựng lên trong khu của họ một ngôi nhà thờ nhỏ để họ có chỗ tụ tập lại đọc kinh hay xem lễ lúc có linh mục. Và bên cạnh nhà thờ, ngài c̣n cho dựng một nhà xứ nữa. Ngài nói :

« Nơi cư ngụ nhỏ bé ấy đă được đặt dưới sự che chở của thánh Giuse vinh hiển. Chúng tôi tin rằng thánh nhân đă là thánh bổn mạng của người đầu tiên trong số những tín hữu của chúng tôi, th́ công cuộc truyền giáo của chúng tôi sẽ được chúc phúc, khi những hoa quả đầu tiên của xứ đạo nhỏ bé mới sinh này được đặt dưới sự bảo trợ của ngài »(3).

Và như thế, giáo xứ Việt Nam hải ngoại đầu tiên trong lịch sử được thành h́nh, bên bờ sông Mê Nam, tại kinh đô xứ Xiêm La : giáo xứ thánh Giuse. Tuy nhiên, vào lúc đó, Đc Lambert không hề có thẩm quyền nào trên đất Xiêm La.

Ngày 12.7.1663 tiếp sau, ngài rời Ajuthia xuống tàu đi Trung Hoa.

 

Chú thích :

(1) Trích dịch từ : Les Relations de Mgr Lambert de la Motte 1660-1670, présentées et annotées par Joseph DÀO et Lucienne LECLÈRE, Tp Hô-Chi-Minh, nxb. Lưu Hành Nội Bộ, 2006, trang 62.

(2) Sách vừa dẫn, trang 64.

(3) Sách vừa dẫn, trang 71.

 

<> 

 

Ḷng sùng kính thánh Giuse nơi đức cha Lambert de la Motte (2).

 

Đc Lambert đi tàu sang Trung Hoa giảng đạo, ai ngờ gặp băo, phải trở lại kinh thành nước Xiêm La ngày 15.9.1663. Vậy là đi không đến nơi, nhưng về th́ tới chốn. Chốn đây là khu Việt kiều, v́ trước đó ngài và hai thừa sai Pháp đă phải rời khu người Bồ Đào Nha rồi.

Vào tháng 10, cha Bourges Gia được sai về lại Âu châu.

Sang năm mới 1664, ngày 27.01, Đc Pallu và 4 linh mục cùng 1 giáo dân thừa sai tới được Ajuthia. Và ngày cuối tháng 2, ngày 29 [năm 1664 là năm nhuận], hai Đc và các thừa sai khai mạc một công đồng. Đc Lambert viết thư kể lại cho cha Gazil tại Paris rằng :

« Kính thưa cha, chúng tôi đă quyết định họp công đồng đầu tiên của chúng tôi trong ngôi nhà thờ nhỏ chúng tôi dâng kính thánh Giuse vinh hiển. » (4)

Vào tháng 3, các thừa sai Pháp sẽ mừng rất trọng thể lễ thánh Giuse. Họ mời các tu sĩ cộng đoàn ḍng Tên và ḍng Đa Minh tại Ajuthia sang tham dự, « ngày thánh Giuse vinh hiển ». Đc Lambert kể tiếp rằng :

« Chúng tôi khẩn nguyện xin thánh nhân hăy làm đấng bảo hộ cho ngôi nhà thờ nhỏ bé của chúng tôi và cho toàn thể công cuộc rao giảng. Các tu sĩ tới tham dự với các nhạc cụ, và suốt hôm đó ở bên nhà các thừa sai người Pháp, nơi có buổi cầu nguyện 40 giờ đồng hồ trước Thánh Thể, được trưng bày ngày và đêm, hoàn toàn tự do như ở một đất nước công giáo vậy. »(5)

Đc Lambert sẽ luôn luôn mừng trọng thể lễ thánh Giuse ngày 19 tháng 3 mỗi năm, dù ở Xiêm La, ở trên biển cả (năm 1670), hay ở xứ Đàng Trong (1672 và 1676).

Đầu năm 1665, Đc Pallu phải trở về Âu châu.

Sang năm sau nữa, năm 1666, vua Xiêm La cấp cho các thừa sai người Pháp ở Ajuthia một mảnh đất khá rộng cạnh khu Việt kiều. Đc Lambert mừng lắm. Ngài cho xây một ngôi nhà lớn : tầng dưới bằng gạch, tầng trên bằng gỗ ; trên là nhà nguyện, dưới là nhà ở. Phần đất c̣n lại làm nghĩa địa và vườn cây. Toàn khu đất đó của các thừa sai người Pháp, ngài đặt tên là Trại Thánh Giuse. Ngài viết trong kư sự :

« Bởi v́ trong vương quốc này, tất cả các kiều nhân đều chia ra thành từng làng tách biệt nhau gọi là ‘‘trại’’, chúng tôi đặt cho trại của các thừa sai người Pháp tên ‘‘Trại Thánh Giuse’’, v́ ghi nhớ những ơn huệ đă nhận được qua sự bầu cử của vị thánh bảo trợ vinh hiển các công cuộc truyền giáo của chúng tôi. »(6)

Như vậy, vào năm 1666 này, nói được là tại kinh đô Ajuthia có thêm « khu người Pháp » sau khi đă có những khu kiều dân khác như : Bồ Đào Nha, Hoà Lan, Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam, vân vân.

 

 

Trong chủ đề « Ḷng sùng kính thánh Giuse nơi đức cha Lambert de la Motte », tưởng nên xác định rơ một chút :

- Khu Việt kiều tại Ajuthia gồm lương và giáo.

- Trong khu này, người công giáo họp thành giáo xứ thánh Giuse, có nhà thờ và nhà xứ riêng.

- Bên khu Việt kiều, nay có thêm chủng viện thánh Giuse của Đc Lambert và các thừa sai người Pháp.

- Chủng viện thánh Giuse đây bao gồm nơi ở của các Đc, các thừa sai người Pháp, các thầy chủng sinh, các nhân viên phục vụ, bệnh xá, trường học, v.v.

Đc Lambert đặt toàn bộ khu chủng viện người Pháp dưới sự che chở của thánh Giuse. Ngài luôn cầu xin và giữ ḷng nhớ ơn đối với vị thánh bảo hộ quyền thế này.

 

Cha Deydier Phan, ngày 20.6.1666, vâng lời Đc Lambert, rời Ajuthia và vào được giáo phận Đàng Ngoài, trong khi các cha ḍng Tên th́ lại bị trục xuất khỏi đó. Đc rất vui, viết thư báo tin cho Đc Pallu đang ở Âu châu rằng :

« Chúng ta phải nhớ ơn Chúa, nhớ ơn Thánh Nữ Đồng Trinh và nhớ ơn thánh Giuse vị bảo trợ vinh hiển của chúng ta, v́ các đấng đă cho chúng ta vào được nơi truyền giáo của chúng ta trong khi người ta lại đă xua đuổi các cha ḍng Tên đi. »(7)

Ḷng tôn kính thánh Giuse nơi Đc Lambert c̣n có dịp thể hiện ra vào dịp hiếm có như sau. Đó là chuyện một vị quan triều đ́nh Xiêm La xin chịu phép rửa tội. Ông đă được chuẩn bị từ mấy tháng trước. V́ t́nh trạng bịnh hoạn của ông, Đc đă chấp thuận ban bí tích rửa tội cho ông ngay tại tư gia của ông, ngày 30.01.1667. Và tên thánh của ông quan sẽ là « tên Giuse, để tôn kính vị bảo trợ vinh hiển các cuộc truyền giáo của thừa sai người Pháp tại các vùng này. »(8) Ngay ngày hôm sau, Đc Lambert viết thêm trong thư ngài gửi Đc Pallu rằng :

« Hôm qua, tôi đă rửa tội cho một vị quan của Xiêm La mà cha Laneau là người đỡ đầu đă đặt tên cho ông là Giuse. »(9)

 

Chú thích :

(4) Thư gửi cha Gazil, tại Kho Lưu Trữ Thư Văn của Hội Thừa Sai Paris (viết tắt : Amep), tập 121, trang 569.

(5) Sách đă dẫn, trang 96.

(6) Sách đă dẫn, trang 207.

(7) Thư gửi Đc Pallu, ngày 17.10.1666. (Amep, tập 858, trang 126).

(8) Sách đă dẫn, trang 219.

(9) Thư gửi Đc Pallu. (Amep, tập 876, trang 571).

 

<> 

 

Ḷng sùng kính thánh Giuse nơi đức cha Lambert de la Motte (3/3).

 

Cuộc đời thừa sai của Đc Lambert gặp những nỗi đau khổ rất lớn, nhưng cũng có những an ủi Chúa ban cho. Ngài được an ủi nhiều khi truyền chức linh mục, ngày 31.3.1668, cho một thày Việt Nam đầu tiên tên là Giuse Trang. « Giuse », tên thánh gợi lên cả một tâm t́nh tin tưởng kính tôn nơi vị giám mục này. Đc Lambert sẽ luôn luôn khen ngợi và yêu quư cha Giuse Trang cho tới khi cha qua đời. Lúc được tin cha Giuse Trang mất, Đc buồn lắm và ngài dâng thánh lễ trọng thể tại chủng viện thánh Giuse ở Xiêm La, ngày 29.4.1675, cùng với toàn thể các thừa sai và chủng sinh, để cầu nguyện cho vị linh mục người Việt Nam đầu tiên đó.(10)

Nhưng thôi, hăy tạm quên chuyện cha Giuse Trang để trở lại Ajuthia vào năm 1669.

Năm đó, Đc Lambert đi sang giáo phận Đàng Ngoài, tới nơi vào ngày 30 tháng 8. Và trước khi về lại Xiêm La, ngài họp công đồng tại Phố Hiến, Nam Định, ngày 14.2.1670. Trong 34 điều do công đồng nghị quyết, điều cuối cùng là :

« Thánh Giuse vinh hiển đă được chọn làm thánh Quan Thầy cho vương quốc này, theo quyết định đă có từ lâu, và nếu không có sự bầu cử của Ngài, th́ sẽ không làm được điều ǵ đáng kể cho đạo. »(11)

Sau công đồng, Đc Lambert sẽ lập ḍng nữ Mến Thánh Giá và nhận lời khấn của hai nữ tu đầu tiên là chị Anê và chị Paola, ngày Thứ Tư Lễ Tro 19.2.1670. Đc đặt ra 14 quy luật cho hội ḍng khai sinh mà điều sau cùng là :

« Vị bảo trợ của hội ḍng này sẽ luôn luôn là thánh Giuse vinh hiển. Nhờ sự chuyển cầu của ngài, chúng ta sẽ xin cùng Thiên Chúa cho hội ḍng được thành lập, được phát triển và được hoàn thiện. »(12)

Kể chuyện tới đoạn này, tự dưng tôi có cái suy nghĩ sau :

Có lẽ các d́ ḍng Mến Thánh Giá của chúng ta đă được an bài để lo phổ biến và nâng đỡ ḷng tôn kính thánh Giuse trong Giáo Hội Việt Nam. Bởi chưng, Đc Lambert lập ḍng Mến Thánh Giá và quy định thật rơ ràng ṣng phẳng rằng « vị bảo trợ của hội ḍng này sẽ luôn luôn là thánh Giuse vinh hiển », (bản tiếng Pháp : « Le patron de cet institut sera toujours le glorieux saint Joseph » ; và bản tiếng la-tinh : « Beatissimus Joseph assumetur in patronum hujus instituti » [thiếu chữ semper]). Có nghĩa là các hội ḍng Mến Thánh Giá muốn chọn thánh nam thánh nữ nào, thánh Tây thánh ta nào, làm bổn mạng cũng được, nhưng thánh Giuse phải luôn luôn là « vị bảo trợ » tối cao. Bằng không, người đời sẽ bảo là « ḍng mất gốc ». Ngày xưa, ḍng kín Carmêlô, từ mẹ Têrêsa Avila trở đi, đă phổ biến rộng răi ḷng tôn sùng thánh Giuse trong Giáo Hội hoàn vũ. Giáo Hội quê nhà Việt Nam giờ lại cậy nhờ thêm ḍng Mến Thánh Giá nữa, để con chiên bổn đạo được biết cùng được khuyến khích chạy tới với đấng mà vị thánh tiến sĩ của Giáo Hội đă từng khẳng định : « Mọi sự tôi cầu xin cùng thánh Giuse, Ngài đều ban cho tôi ».

[Tôi nói trộm vậy thôi. Có ǵ không hay không phải, xin các d́ bỏ qua cho !]

Bây giờ, tôi xin hết suy nghĩ và xin kể chuyện tiếp.

Năm 1670, Đc Lambert rời cửa biển xứ Đàng Ngoài, ngày 14.3, nhờ gió đưa ra khơi, rồi về tới Xiêm La một tháng trời sau đó ; có nghĩa là ngài đă mừng lễ thánh Giuse năm 1670 dập d́nh trên biển Đông.

Tháng 7 năm 1671, ngài sang thăm giáo phận Đàng Trong, giáo phận của ngài mà trước đây ngài đă gửi thư yên ủi :

« [Ngày được rửa tội], anh chị em đă hứa cùng Thiên Chúa sẽ yêu Ngài trọn tấm ḷng, trọn linh hồn, bằng hết sức lực anh chị em, và yêu tha nhân như chính ḿnh, cùng từ bỏ ma quỷ và các thứ tội lỗi. Về phần Thiên Chúa, Ngài cam kết nhận anh chị em như người nhà của Ngài, để làm con cái của Ngài và để được sống đời đời. Cái giao kèo đó đă được kư kết không những trước mặt những ai đă tham dự lễ Rửa Tội của anh chị em, nhưng c̣n trước sự hiện diện của thánh nữ Đồng Trinh Maria, thánh Giuse, thánh bổn mạng của anh chị em, các thiên thần và các thánh trên thiên đàng nữa. »(13)

Nhân chuyến sang Đàng Trong năm 1671 này, Đc Lambert đă lập ḍng nữ Mến Thánh Giá tại giáo xứ An Chỉ, Quảng Ngăi. Tuy nhiên, khác với Đàng Ngoài, phải chờ tới chuyến viếng thăm lần thứ hai của Đc vào năm 1675, chúng ta mới thấy có lễ tuyên khấn của những nữ tu Mến Thánh Giá. Chuyện này do chính Đc Lambert viết lại trong nhật kư riêng của ngài :

« [Ngày 11.12.1675] Sau thánh lễ, giám mục hiệu toà Bêrytê bắt đầu thăm viếng các trinh nữ đang ở trong nhà thờ kính thánh Giuse [tại giáo xứ « Bo Tlay »]. Số các chị là mười người, không tính chị bề trên […] Buổi chiều, chúng tôi lại tiếp tục thăm viếng các trinh nữ mà chúng tôi nói chuyện riêng với từng người. »

Việc thăm viếng (hay đúng hơn « khảo xét ») các chị nữ tu vẫn tiếp tục vào ngày tiếp theo. Sau cùng, Đc Lambert quyết định cho 4 chị được khấn, đuổi ra khỏi ḍng 4 chị kia v́ « đă không chịu ăn cơm chung với các chị em, dù họ tuân giữ tất cả các phận vụ khác ». Lễ khấn đă diễn ra trong thánh lễ ngày 13.12, tại nhà thờ thánh Giuse của giáo xứ « Bo Tlay ».(14)

Vẫn luôn trong tâm t́nh tin tưởng tôn kính, Đc Lambert mừng lễ thánh Giuse năm 1676 tại Hội An, và hôm đó, ngài ban phép thêm sức cho 16 giáo dân. Buổi chiều, quăng 8 hay 9 giờ tối, thư lại của quan tể tướng mang tới trao cho Đc giấy thông hành của triều đ́nh Huế để Đc có thể trở về Xiêm La.

Hơn một tháng sau th́ Đc Lambert rời khỏi mảnh đất Đàng Trong. Ngài sẽ không bao giờ có dịp trở lại nữa, dù sau này ngài rất ước ao được sang sống cho tới hơi thở cuối cùng trong giáo phận Đàng Trong của ngài. Và thành phố Nha Trang là nơi hân hạnh được đón tiếp Đc Lambert khi ngài đến Đàng Trong lần đầu tiên, ngày 01.9.1671, cũng như là nơi vĩnh biệt Đc vào sáng sớm ngày 22.4.1676.

Đc Lambert sẽ vẫn giữ trọn niềm tôn kính, tin tưởng và nhớ ơn thánh Giuse cho tới khi giă từ trần gian này : ngày 15.6.1679.

Đầu năm 1677, sau cuộc tĩnh tâm 40 ngày đêm tại Băng Cốc, trong giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm, Đc Lambert cùng các thừa sai chung quanh ngài đă làm một Tuần Chín Ngày cầu xin Thiên Chúa, với sự bầu cử của Đức Mẹ và thánh Giuse, xin ơn trở lại đạo cho nhà vua Xiêm La. Nhưng niềm an ủi này, Chúa đă không ban cho Đc Lambert, bởi v́ ngài sẽ qua đời sớm và chính nhà vua Xiêm La sẽ không bao giờ trở lại đạo như nhiều thừa sai lúc đó đă tiên đoán hay mơ ước.

 

Đến đây là hết đôi ba câu chuyện mà tôi có thể kể về « ḷng sùng kính thánh Giuse nơi đức cha Lambert de la Motte ».

Về khía cạnh huấn giáo, ngài có viết trong một bài năm 1666, mang tựa đề là « Bài xét ḿnh của một thừa sai tông toà », rằng :

« Xét về ḷng bác ái đối với tha nhân : chúng ta đă yêu mến Rất Thánh Đồng Trinh như thế nào ? chúng ta đă làm ǵ đặc biệt để tôn kính Người mỗi ngày trong đời của chúng ta không ? Ḷng sùng kính nào chúng ta dành cho thánh Giuse vinh hiển ? cho các vị thánh bổn mạng của chúng ta ? cho vị thiên thần bản mệnh của chúng ta ? và cho tất cả các thánh trên thiên đàng ? Chúng ta có cám tạ Thiên Chúa v́ hạnh phúc của các ngài không ? »(15)

Và đây là đoạn cuối của một bài huấn giáo khác, tựa là : « Một thừa sai tông toà phải hoạt động theo cách thế nào ? », năm 1665, có nhắc tới thánh Giuse :

« Không ai có thể kêu than là ḿnh không thể làm ǵ cho danh Thiên Chúa, hay là ơn Chúa quá nhỏ bé. Bởi v́ có cách thế là bắt chước Đức Giêsu Kitô, khi kết hiệp với Ngài mọi ngày, bằng việc rước bí tích Thánh Thể hoặc bằng việc rước lễ thiêng liêng là việc ta có thể làm liên tục. Trong nghĩa đó, chúng ta có thể luôn luôn cầu nguyện : « Oportet semper orare » (Luc 18, 1). Chính với phương cách này mà chúng ta, không làm chi lớn lao, có thể tham dự vào công nghiệp, vào danh dự và vào vinh quang mà Đức Giêsu Kitô đă dành và sẽ dành luôn tận cho Cha Trên Trời. Chính cũng với phương cách này mà chúng ta sẽ thông phần vào cái tuyệt diệu của ân sủng mà Ngài đă đổ tràn trong linh hồn Rất Thánh Đồng Trinh, trong linh hồn thánh Giuse vinh hiển, trong linh hồn đại thánh Gioan Tiền Hô và, nói chung, trong linh hồn các thánh đang ở trên thiên đàng và ở trên trần gian này. Sau nữa, chính với phương cách thần thánh và không được biết tới này mà chúng ta sẽ hiệp thông trọn vẹn vào ḷng tin của Giáo Hội lữ hành, vào niềm hy vọng trọn hảo của Giáo Hội đau khổ và vào t́nh bác ái chan chứa của Giáo Hội khải hoàn. »(16)

Thật khó quên một lời quá mạnh bạo của Đức cha Lambert :

« Không có sự bầu cử của thánh Giuse, th́ sẽ không làm được điều ǵ đáng kể cho đạo ».

 

DàoQuangToan

 

http://fr.360.yahoo.com/dao10juin

 

<> 

 

Chú thích :

(10) Trích từ Nhật Kư của Đc Lambert, (Amep, tập 877, trang 559).

(11) Toà Giám Mục Kon Tum, Khơi Nguồn Tiếp Bước, Lưu Hành Nội Bộ, 2004, trang 252.

(12) Trích dịch từ : Les Relations …, sách đă dẫn, trang 302.

(13) Trích dịch từ : Les Relations …, sách đă dẫn, trang 161.

(14) Cho tất cả các trích dịch ở đoạn này : Nhật kư, (Amep, tập 877, trang 574).

(15) Trích dịch từ : Les Relations …, sách đă dẫn, trang 172.

(16) Trích dịch từ : Les Relations …, sách đă dẫn, trang 120.

 

 

***

 

Mars 2007.