Đào Quang-Toản

 

Mến Thánh Giá thế kỷ 17

thành lập và tổ chức

 

- 1998 -

 

 

Lời ngỏ

 

Ḍng Mến Thánh Giá, do đức cha Lambert de la Motte thành lập, là một ân huệ mà Thiên Chúa ban riêng cho quê hương Việt Nam. Với ư thức trên, tập tài liệu này đă được cưu mang và thực hiện nơi đây.

 

Mục đích và nội dung :

Một số tài liệu lịch sử của ḍng Mến Thánh Giá đă được in ấn và xuất bản đây đó, hay vẫn c̣n nằm trong bóng tối, công việc của chúng tôi chủ yếu là sưu tập lại, sau đó là dịch thuật. Chúng tôi tự giới hạn công việc của ḿnh vào một khoảng thời gian rất ngắn là thế kỷ thứ 17, tức từ những năm 1664 đến 1700. Khoảng thời gian 36 năm này là buổi ban đầu của ḍng Mến Thánh Giá. Buổi ban đầu đó sẽ măi măi như cội rễ mà mọi thành phần Mến Thánh Giá sẽ gắn bó lấy mà đón nhận nhựa sống tu tŕ cho ḿnh.

Sau cùng là công việc chú giải các tài liệu trên : mỗi thời đại có cái văn hoá, tập quán, lề luật, cách viết... khác nhau. Và mỗi câu chuyện, dù nhỏ dù lớn, đều liên quan, chịu ảnh hưởng hay gây ảnh hưởng đến chuyện khác. Tóm lại, không có chuyện lịch sử nào đứng riêng rẽ một ḿnh. Việc chú giải một chữ, một câu, một đoạn hay cả một câu chuyện là việc giúp cho người đọc hiểu rơ hơn sự kiện và ư tưởng của tác giả các tài liệu.

 

Cách thức soạn thảo :

Khi soạn thảo tập sách này, chúng tôi cố gắng giữ ba lời người xưa dạy :

- Lời thứ nhất là «nói có sách mách có chứng». Do đó, mọi trích dẫn đều được ghi chú xuất xứ chính xác nhất. Hy vọng điều ấy cũng sẽ giúp ích đôi chút cho ai muốn t́m hiểu về ḍng nữ Việt Nam đầu tiên : ḍng Mến Thánh Giá.

- Lời thứ hai là «biết th́ thưa thốt, chẳng biết th́ dựa cột mà nghe» : thực sự, dù đă cố gắng t́m hiểu nhiều, song vẫn c̣n muôn vàn điều mà chúng tôi không được thấu đáo. Bởi thế, chúng tôi chỉ dám phê b́nh những điều mà chúng tôi được biết rơ. Những điều khác, hoặc là chúng tôi không dám nói, hoặc là chúng tôi hướng dẫn bạn đọc đến các tác giả khác khi có thể được.

- Lời thứ ba là «tam sao, thất bản» : nghĩa là lập lại (hay ăn trộm) điều kẻ khác đă nói một cách sai lạc. Nơi đây, chúng tôi xử dụng thường xuyên «tài liệu đầu tay» để giữ cho ḿnh được sự «lương thiện trí thức» (honnêteté intellectuelle).

Chúng tôi nghĩ là ba quy luật trên rất cần thiết khi thựcc hiện tập tài liệu lịch sử này.

 

Vấn đề tài liệu :

Chúng tôi phân chia những tài liệu mà chúng tôi sử dụng ra ba loại như sau :

 

Loại 1 : tài liệu đầu tay.

Đây là tài liệu có giá trị bậc nhất khi bàn về lịch sử. Trong khuôn khổ đề tài ấn định, chúng tôi đă t́m ṭi trong Kho Thư Văn của Hội Thừa Sai Paris, (v́ chưa có điều kiện làm việc tại Roma hoặc nơi khác). Những tài liệu này là các bản viết tay của các thừa sai, các linh mục bản xứ… tại Việt Nam hồi đó, thuộc nhiều thể loại khác nhau : thư từ, tường thuật, báo cáo, luận án, hồi kư…

Vào thế kỷ 17 này, những thư từ được trao đổi giữa người ở Việt Nam và người ở Âu Châu đ̣i hỏi một thời gian rất dài, hai hoặc ba năm là chuyện thường gặp ; và chuyện thất lạc thư từ, tài liệu gửi đi, là chuyện thường t́nh : đắm tàu, băo tố, thiên tai, cướp bóc… Từ chỗ đó, phần lớn những bản viết gửi đi đều đă được sao chép tại chỗ làm hai hoặc ba bản, và được gửi đi qua nhiều chuyến tàu hay qua nhiều ngả khác nhau. Phần lớn những công việc sao chép này là do các thày giảng hay các chủng sinh người Việt Nam thực hiện, ngay cả khi họ chẳng hề biết tiếng la tinh hay tiếng Pháp là ǵ.

Tất cả nhựng tài liệu «loại 1» này đều là những tài liệu viết tay.

 

Loại 2 : tài liệu in đương thời.

Vào thế kỷ 17, tại Âu Châu nghề in đă thịnh hành. Nhiều tài liệu về Việt Nam đă được in và xuất bản cho đại chúng tại Âu Châu được rơ. Mục đích thường là để cổ vơ tín hữu dấn thân vào công cuộc rao giảng Tin Mừng : làm linh mục thừa sai, đóng góp tiền của vào việc rao giảng…

Hội Thừa Sai Paris đă xuất bản một số tài liệu kiểu này mà chúng tôi sử dụng nơi đây. Ví dụ cuốn «Relation des missions… des années 1672, 1673, 1674 et 1675», (Angot - Paris 1680), cho độc giả được đọc một số những thư từ và phúc tŕnh gửi từ Việt Nam về Paris. Cũng trong loại tài liệu này là một số tác phẩm do chính các thừa sai đương thời viết ra như cha De Rhodes, cha De Marini, cha Tissanier, cả ba đều thuộc ḍng Tên.

Sau tài liệu viết tay, những bản in này là những tài liệu mang giá trị đặc biệt v́ là chứng tá đương thời. Tuy nhiên, v́ phổ biến ra với một mục đích đă nhắm tới, một số chi tiết có tính «quảng cáo» hơn là «báo cáo», nhấn mạnh về thành tựu hơn là thú nhận những thất bại, đề cao ḍng ḿnh hay tổ chức ḿnh hơn là dám «vạch áo cho người xem lưng».

 

Loại 3 : Những sách vở xuất bản sau này.

Những sách vở xuất bản sau này về vấn đề bàn tới không phải là không có giá trị. Song đứng trên phương diện sử liệu, giá trị của chúng không thể vược qua được hai loại tài liệu nêu trên. Trong công việc của chúng tôi, chúng tôi đă t́m hết sức có thể để xét lại, để chứng thực lại những tài liệu hay những lời các tác giả đă trích dẫn hay đă bàn thảo, bằng cách t́m lại những tài liệu gốc đă được trích dẫn. (Tác giả giỏi là tác giả đă trích dẫn đúng và suy diễn có cơ sở).

Phải kể vào hàng đầu tiên trong những sách vở xuất bản sau này liên quan tới ḍng Mến Thánh Giá thế kỷ 17, là những sách đă xuất bản của Adrien Launay (1853-1927), như cuốn «Histoire de la Mission du Tonkin. Documents historiques, tome I» chẳng hạn. (Cuốn này được xuất bản sau khi soạn giả đă từ trần).

Ngoài ra, về những lời bàn và những suy diễn của các tác giả này, chúng ta không bắt buộc phải tin theo hay nh́n nhận là đúng.

 

Công việc dịch thuật :

Công việc dịch thuật là công việc đôi khi thật đáng sợ, v́ dịch là phản bội (traduire, c’est trahir). Chúng tôi rất kính trọng những kẻ đă xây dựng nên và bảo tồn ḍng Mến Thánh Giá Việt Nam, chẳng hề muốn «phản bội» các ngài. Bởi thế, chúng tôi tận t́nh dịch thuật các tài liệu lịch sử của ḍng một cách trung thực nhất trong khả năng của ḿnh. Gặp chữ nào hay đoạn nào c̣n nghi ngờ, chúng tôi sẽ nói rơ và trích dẫn nguyên văn cho các độc giả được am hiểu.

Ngôn ngữ thế kỷ 17 không như ngôn ngữ hôm nay, và tiếng Việt sống động tại quê nhà không như tiếng Việt «cổ ngữ» của giới tha hương như chúng tôi. Đó là một trong nhiều khó khăn mà chúng tôi gặp phải khi làm công việc này.

Một số tài liệu đă được dịch ra tiếng Việt và rất có giá trị. Nhưng chúng tôi vẫn bỏ công ra dịch riêng cho ḿnh, với lư do để hiểu thấu đáo hơn bản văn gốc và cũng để đơn giản hoá mọi nghi thức xă giao và phép tắc luật pháp.

 

Vài nhận xét cá nhân :

Mục đích tập tài liệu này chỉ là «sưu tập, dịch thuật và chú giải». Những nhận xét cá nhân của chúng tôi là hoàn toàn thứ yếu. Chúng tôi đưa ra một vài nhận xét hoặc phê b́nh riêng, đặc biệt nơi «Chương tổng kết» là tự cho phép ḿnh và tạo cho ḿnh một cái nh́n tổng quát về ḍng Mến Thánh Giá trong bối cảnh xă hội thế kỷ 17 của Việt Nam theo những hiểu biết riêng. Ngoài ra, cũng là một ít tâm tư muốn chia xẻ đến những độc giả có ḷng tốt bỏ giờ ra đọc công việc mà chúng tôi thực hiện nơi đây.

Và điều ước mong chân thành nhất của chúng tôi là chính các nữ tu Mến Thánh Giá, ngoài khả năng am hiểu tiếng Pháp và tiếng la tinh, có được cơ may và các điều kiện cần thiết mà thực hiện cho ḍng ḿnh các công tŕnh nghiên cứu về đặc sủng và lịch sử của ḍng. V́ cho dù chúng tôi có làm ích được sự này sự nọ, chúng tôi vẫn không phải là «Mến Thánh Giá». Phải có tính «Mến Thánh Giá» trong linh hồn ḿnh th́ mới thực sự hiểu «Mến Thánh Giá» là ǵ.

Với niềm ước mong trên và ḷng kính mến, xin khiêm tốn kính trao đến bạn đọc công việc nhỏ mọn này.

 

Xứ Pháp, mùa hạ năm 1998

Đào Quang-Toản

 

&

 

Tên gọi «Lambert de la Motte»

 

Đấng sáng lập ḍng Mến Thánh Giá có tên họ (nom) là «Lambert de la Motte», tên gọi thường (prénom) là «Pierre», và tên hiệu toà giám mục là «Bérythe, Béryte».

- Trong bài tựa cho sách «Sấm Truyền Ca» của Lữ Y Đoan (1670), tên «Lambert de la Motte» đă được phiên âm là «Lâm Biên Mộc» (xem «Về sách báo của tác giả công giáo, thế kỷ XVII-XIX, tài liệu tham khảo, Tp Hồ Chí Minh 1993», trang 53-60).

- Trong tài liệu viết tay do Carolus Cao kư, tên «Lambert» được viết là «Lam-bê-ri» và tên hiệu toà «Bérythe» được viết là «Bê-ri-ta».

- Mới đây (1995?), ḍng Mến Thánh Giá xuất bản một quyển sách tựa đề «Linh Đạo Lâm Bích» (Toà Tổng giám mục Tp Hồ Chí Minh) : «Linh đạo Lâm Bích là ǵ ? - Linh đạo Lâm Bích là con đường thiêng liêng của Đức Cha Phêrô Maria Lambert de la Motte (1624-1679)».

Phần chúng tôi, tên gọi «Lambert de la Motte» sẽ được giữ nguyên văn trong tập sách này. C̣n tên hiệu toà của ngài, chúng tôi sẽ viết là «Bêritê» theo như quyển «Phép nhà Chị em mến Câu rút Đức Chúa Jêsu», in tại Kẻ Sở năm 1907.

 

&

 

Những chữ viết tắt

 

- AMEP. = Archives des Missions Étrangères de Paris (Kho Thư Văn của Hội Thừa Sai Paris) (số đầu là số «tập», số kế là số «trang»).

- Cochinchine. Doc.I = A.Launay, «Histoire de la Mission de Cochinchine. Documents historiques, tome I», (Paris 1920).

- Đức cha = «Đức cha Phêrô Maria Lambert de la Motte, Đấng sáng lập ḍng Mến Thánh Giá», (Ḍng Mến Thánh Giá, Toà Tổng Giám mục - Tp Hồ Chí Minh, 1996).

- Histoire générale I = A.Launay, «Histoire générale de la Société des Missions Étrangères de Paris, tome I», (Téqui - Paris 1894).

- Tonkin, Doc.I = A.Launay, «Histoire de la Mission du Tonkin. Documents historiques, tome I», (Paris 1928).

 

./.

 

<<<<< về trang đầu tiên <<<<<